Thứ Bảy, 23/11/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Sáu, 11/5/2018 14:11'(GMT+7)

Với trí thức, quan trọng nhất là có môi trường làm việc, sáng tạo và cống hiến

 

 

Đặt vấn đề những nội dung cần trao đổi, PGS.TS. Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh sự quan tâm đến những rào cản, khó khăn, vướng mắc trong thể chế hóa Nghị quyết? Cơ chế, chính sách, thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tính sáng tạo của đội ngũ trí thức được triển khai như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan quản lý, người đứng đầu các cấp trong phát huy, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức và trách nhiệm của đội ngũ của trí thức ra sao?...

Các ý kiến trao đổi tại buổi Tọa đàm đều thống nhất nhận định, sau 10 năm phát triển, Nghệ An được đánh giá là một tỉnh đạt được nhiều bước đột phá trên nhiều lĩnh vực. Đạt được điều đó, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ trí thức.

Để triển khai thực hiện, cụ thể hóa Nghị quyết 27, Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, đề án, kế hoạch để đưa nghị quyết vào cuộc sống. Về chính sách đãi ngộ, trọng dụng và tôn vinh trí thức, tỉnh đã có một cơ chế chính sách công bố lĩnh vực và nhu cầu thu hút hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cao ở Nghệ An và thực hiện chính sách thu hút đội ngũ trí thức có trình độ chuyên môn cao. Công tác tuyển dụng, tiếp  nhận thanh niên, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngày càng minh bạch, chính sách thu hút đội ngũ trí thức trẻ về tham gia công tác tại các xã trên địa bàn các huyện nghèo miền núi cũng đã đạt được nhiều hiệu quả.

Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An, hiện nay, toàn tỉnh có 26 hội thành viên hoạt động với trên 90.000 hội viên trên lịch vực khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội với 13.140.000 trí thức/90.000.000 hội viên (chiếm 14,6%). Đây chính là lực lượng trí thức quan trọng, tạo nên phong trào nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống; tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghệ An cũng chú trọng đến hoạt động đối thoại giữa trí thức và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ngày càng mở rộng theo hướng cởi mở và dân chủ hơn.

 

Trao đổi tại buổi làm việc, đồng chí Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ cho rằng, số liệu trí thức theo khảo sát, đánh giá của Sở rộng hơn. Dù chưa “quét” hết được để thống kê, ước tính có khoảng 49,460 ngàn người có trình độ đại học, đứng nhóm đầu ở Bắc Trung Bộ với 419 tiến sĩ, với hơn 5 nghìn thạc sĩ.  Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Nghệ An phân tích, con số này cho thấy lực lượng tiến sĩ sau 10 năm đã cao lên gấp đôi, số giáo sư, phó giáo sư cao gấp rưỡi và thạc sĩ thì gần gấp ba. Có một số sở gần như là phổ cập thạc sĩ. Tuy nhiên, con số này còn có những bất cập về cơ cấu, tập trung chủ yếu trong các cơ quan nhà nước về trình độ tiến sĩ và đối với sự đóng góp của trí thức cũng chỉ mới định tính mà chưa được định lượng.

 

Đồng chí Phan Văn Mão – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An nhận định: Với trí thức, mong muốn lớn nhất của họ là có môi trường làm việc phát huy được khả năng là ưu tiên số một. Ưu tiên, ưu đãi cũng cần nhưng chưa phải là quan trọng nhất.

Khẳng định Nghệ An cũng đã tạo được môi trường phát huy và kết nối trí thức, đồng chí Trần Quốc Thành nhấn mạnh, Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu của cả nước về chuyển hướng trong cách thức hoạt động KHCN, các đề tài, đề án được dịch chuyển dần từ các Viện, Trường chủ trì sang cho doanh nghiệp chủ trì. Doanh nghiệp làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học. Việc của cơ quan quản lý là tạo ra sự kết nối đó.  Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nhận định: Xét về tiềm lực phát triển KH-CN, Nghệ An tuy mạnh thì chưa mạnh lắm nhưng đã có hướng mở và tin là sẽ có sự bứt phá trong tương lai.

 

Giám đốc Sở Khoa học cũng cho rằng, Tỉnh Nghệ An cũng đang đẩy mạnh xây dựng cơ chế cụ thể hóa, quản lý, tạo điều kiện tổ chức cho các nhà khoa học tham gia nghiên cứu, ứng dụng trên địa bàn tỉnh, thường xuyên thay đổi để tham gia của các nhà khoa học sát thực tiễn, ứng dụng cao hơn, thực chất hơn. Muốn vậy, phải có sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ của các ngành, các lĩnh vực liên quan để thúc đẩy tạo lập môi trường làm việc cho trí thức vào ứng dụng sản phẩm khoa học vào thực tiễn. Đồng thời, phải có sự rà soát lại các cơ chế, chính sách còn chồng chéo đề tạo thuận lợi phát triển trí thức.

Làm thế nào sử dụng đội ngũ trí thức cho tốt, hiệu quả, làm thế nào để tạo môi trường cho họ phát huy cũng là trăn trở của bác sĩ Đậu Huy Hoàn – Phó Giám đốc Sở Y tế. Ông cho rằng, đánh giá về trí thức, không nên bỏ sót đội ngũ bác sĩ chuyên gia mà chỉ chú ý tới các thạc sĩ, tiến sĩ, bởi đây là đội ngũ thường xuyên nghiên cứu khoa học và là đội ngũ trí thức có tiềm lực mạnh.

Đồng ý với ý kiến của Giám đốc Thành, đồng chí Ngô Đình Phương – Phó Hiệu trưởng Đại học Vinh cho biết, hiện nay có những phòng thí nghiệm, nghiên cứu chất lượng cao nhưng để tiếp cận vô cùng khó khăn và mất thời gian theo cơ chế xin – cho, thậm chí để làm nhanh, phải chạy ra Hà Nội làm test. Đồng chí phân tích, cái ta phải học thế giới là sự gắn kết các nhà khoa học với thị trường, với doanh nghiệp. Còn cứ loay hoay trong một huyện, một tỉnh mà thiếu vắng sự điều tiết của Nhà nước trong bao tiêu sản phẩm thì nhà nông chưa thể nào có được thị trường trong huyện, trong tỉnh, nói gì mang sản phẩm ra thế giới.

 Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Ngọc Linh đánh giá cao những mô hình tốt, cách làm hay của Nghệ An giúp tháo gỡ những vướng mắc trong nghiên cứu khoa học, tăng tính ứng dụng, tạo môi trường cho trí thức, chuyên gia có điều kiện sáng tạo và cống hiến. Những đề xuất của các đại biểu tại buổi làm việc sẽ được tiếp thu, tổng hợp để đưa vào Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 27.

 

Thu Thanh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất