Từ thực tế nguy hiểm này, các chuyên gia của WEF kêu gọi giới chức y tế,
du lịch các nước và các công ty lữ hành tăng cường liên lạc và phối hợp
để đưa ra những quyết sách nhằm hạn chế tác động lây lan này.
Theo báo cáo công bố ngày 14/3, số lượng và chủng loại các bệnh lây
nhiễm như bệnh cúm, Ebola, Zika, SARS, MERS-CoV, vi khuẩn kháng kháng
sinh... đã tăng mạnh trong vòng 30 năm qua do hoạt động thương mại và du
lịch gia tăng trên toàn thế giới. Dự báo, tốc độ lây lan trên thế giới
sẽ tiếp tục tăng.
Tuy nhiên, một nhóm chuyên gia quốc tế đến từ các khu vực công-tư do Hội
đồng Du lịch và lữ hành thế giới đồng đứng đầu và được Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) hỗ trợ kỹ thuật, đặt mục tiêu giảm thiểu tác động của việc
bùng phát dịch bệnh qua đường du lịch và lữ hành.
Theo Phó Tổng Giám đốc WEF phụ trách về vấn đề sẵn sàng và ứng phó khẩn
cấp, Peter Salama, trong một thế giới liên kết hiện nay, sự sẵn sàng ứng
phó với dịch bệnh liên quan tới ngành du lịch ngày càng đóng vai trò
quan trọng đối với an ninh y tế thế giới, trong đó tại các cảng biển,
sân bay và cửa khẩu. Theo đó, mỗi khi có dịch bệnh mới bùng phát, các
nước lại kêu gọi cấm các chuyến bay và đóng cửa biên giới nhằm tìm chế
dịch bệnh lây lan.
Tuy nhiên, WEF cho rằng những can thiệp này cùng với sự thay đổi khác
trong hành vi của người tiêu dùng đã tác động đáng kể tới kinh tế và có
hiệu quả không nhiều trong việc làm giảm tốc độ lây lan virus.
WEF cho biết ngành du lịch và lữ hành mang lại việc làm và doanh thu
chiếm hơn 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, lên tới 7.600 tỷ
USD/năm./.
Theo TTXVN