Nhân dịp đầu năm, Thể thao & Văn hóa đã có cuộc trò chuyện với Hoàng Xuân Vinh.
Bản
thân anh thấy cuộc sống của mình có thay đổi gì sau thành quả phi
thường tại Olympic, gắn với một hiệu ứng và sức lan tỏa có thể nói là
chưa từng có với một tuyển thủ thể thao Việt Nam?
- Trở về
từ Brazil, đúng là tôi đã phải dành thêm nhiều thời gian để tham gia
công tác xã hội, chia sẻ với cộng đồng, trả lời phỏng vấn truyền thông,
cùng một số hoạt động ngoài chuyên môn cần thiết khác… Thế nhưng, cuộc
sống và công việc của tôi, một xạ thủ và một người lính mà việc tập
luyện thi đấu là niềm đam mê, là nhiệm vụ thì vẫn vậy thôi.
Nhiều người rất quan tâm đến chuyện Xuân Vinh
không tranh tài ở một số cuộc đấu gần đây, kể cả giải quốc tế, với băn
khoăn phải chăng động lực của anh giảm sút hay đã tính đến chuyện giải
nghệ?
- Việc tôi không tham dự một số cuộc đấu như giải vô
địch quốc gia hay vô địch Đông Nam Á một phần vì đây là khoảng thời
gian“hồi phục” cần thiết, phần quan trọng hơn bởi tôi còn có những kế
hoạch lớn khác, tất nhiên vẫn xoay quanh môn bắn súng. Không có chuyện
động lực bị giảm sút hay giải nghệ. Tôi đang sẵn sàng cho hành trình
chinh phục mới với rất nhiều mục tiêu đỉnh cao phía trước, ví như SEA
Games ngay năm nay, hay ASIAD vào năm tới, rồi xa hơn là Olympic 2020.
Sau kỳ tích tại Olympic, chắc hẳn một tấm HCV ASIAD sẽ là đích nhắm quan trọng nhất với anh?
-
Qua 6 kỳ SEA Games, lần nào tôi cũng đoạt ít nhất 1 HCV. Với Olympic,
tôi cũng đã có 1 HCV, 1 HCB kèm 1 kỷ lục. Tôi cũng đã đăng quang ở nhiều
giải đấu thế giới hay châu lục. Chỉ riêng ASIAD, tôi chưa thành công
cho dù có nhiều cơ hội.
Thậm chí, tôi từng để vuột tấm HCV theo
cách không thể tức tưởi hơn với viên cuối ở loạt chung kết để đạn cướp
cò tại ASIAD 2010. Bởi thế, tôi sẽ quyết tâm và nỗ lực để có thể bước
lên bục cao nhất tại kỳ Á vận hội vào 2018 trên đất Indonesia.
Có
thể hình dung một nhà vô địch và kỷ lục gia Olympic sẽ bước vào các
cuộc đấu tới như thế nào, nhất là cho cuộc “phục thù” tấm HCV ASIAD?
-
Nếu tôi của những lần ấy chỉ là người có thể hy vọng gây bất ngờ, thì
giờ tôi đã là kẻ thách thức đích thực. Nếu trước đây tôi thường sợ và
mắc sai sót ở những lần siết cò quyết định, thì giờ tôi đã có thể “làm
chủ” chúng, dù có thể thắng hay thua. Tôi đã dám tấn công, hoàn toàn chủ
động, chấp nhận mạo hiểm để vượt lên.
Tôi
cũng luôn hiểu rằng, với đặc thù vô cùng khắc nghiệt của thể thao, đặc
biệt với một môn khó như bắn súng, để thành tích tại bất cứ cuộc đấu nào
cũng là cả một thử thách lớn, luôn đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực cao
độ. Lực lượng tranh tài cùng tính cạnh tranh tại ASIAD theo tôi chẳng hề
kém cạnh Olympic. Khả năng tranh chấp của tôi có thể cao hơn song vẫn
chưa thể khẳng định được trước điều gì.
Lãnh
đạo ngành thể thao cho biết đã thống nhất về một kế hoạch đầu tư chuyên
biệt cho anh. Anh có thể tiết lộ về quá trình chuẩn bị của mình cho SEA
Games 2017, ASIAD 2018 và Olympic 2020?
- Về cơ bản, quá
trình chuẩn bị của tôi không có nhiều thay đổi, chỉ là có sự tăng cường
và điểu chỉnh linh hoạt cho phù hợp và hiệu quả. Ví như chuyện xuất
ngoại tập huấn, ngoài “điểm đến” quen thuộc Hàn Quốc, tôi sẽ được ưu
tiên rèn giũa tại các địa điểm có khí hậu tương đồng với nước chủ
Malaysia để chuẩn bị cho SEA Games, hay luyện tập tại Mỹ, Nhật để chuẩn
bị cho ASIAD và Olympic. Mỗi năm tôi sẽ được dự tranh 4-5 giải quốc tế
lớn. Chuyện súng hay đạn tôi cũng sẽ được ưu tiên tối đa.
Vấn đề quyết định với tôi là phải tiếp tục làm mới và vượt lên chính mình.
Xin cảm ơn anh về cuộc trao đổi này và chúc anh tiếp tục gặt hái thành công trong tương lai!
Tường Minh - Thể thao & Văn hóa