Chủ Nhật, 29/9/2024
Giáo dục
Thứ Ba, 17/12/2013 18:5'(GMT+7)

Xây dựng xã hội học tập: Từ tầm nhìn đến hành động

đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội thảo

đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội thảo

Trong 2 ngày 17-18/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo quốc gia về xây dựng xã hội học tập: Từ tầm nhân đến hành động. Đến dự và phát biểu tại Hội thảo có đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia XDXHHT giai đoạn 2012-2020, cùng các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia XDXHHT, đại diện các cơ quan Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới cùng với các chuyên gia quốc tế tham dự. 

Tại Hội nghị phát biểu chỉ đạo đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ: Đại hội lần thứ XI của Đảng năm 201l đã tái khẳng định và tăng cường chính sách thúc đẩy xã hội học tập trong đó mọi công dần đều có cơ hội được tiếp cận học tập suốt đời, gắn học tập suốt đời với sự phát triển kinh tế - xã hội và với nền kinh tế tri thức mà Việt Nam mong muôn hướng tới Việt Nam đang trong “giai đoạn vàng” của dân số với lực lượng lao động trẻ, Chính phủ Việt  Nam đã đặt mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sính kế của nguời dân trong các chính sách và chiến lược quốc gia, chẳng hạn như Chiến lược phát triển giáo dục 201l - 2020,  Chiến lược phát triền kinh tế-xã hội 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 201l- 2015, tất cả đều nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực là khâu then chốt để đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội. 

Đặc biệt, đến tháng 6/201l, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập do Phó Thú tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo gồm 22 thành viên là các bộ, ngành và các tổ chức đoàn thể. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thủ  tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp xây dựng xã hội học tập; kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Các Ban  Chi đạo xây dựng xã hội học tập cũng đã được thành lập ở cấp tỉnh, huyện và xã.

Trong tiến trình xây dựng xã hội học tập và kinh tế tri thức, Việt Nam xác đinh: Một bộ phận  người dân sẽ được đào tạo nhằm kiến tạo tri thức như một loại hàng hóa; Một bộ phận người dân sẽ ưu tiên việc nâng cao kiến thức nhằm tăng cường năng lực nguồn nhân lực và toàn dân sẽ sử dụng tri thức để cải thiện lối sống cá nhân và tập thể nhằm tăng cường dịch vụ y tế và dinh dưỡng, củng cố sự an toàn tại nơi làm việc, tăng cường các mối quan hệ bền chặt hơn cũng như nâng cao hạnh phúc và chất lượng tổng thể của đời sống.

Điều này đã được phản ánh trong Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020  do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó nêu rõ Việt Nam khuyến khích xây dựng xã hội học tập nhằm đảm bảo rằng mọi công dân của Việt Nam đều có cơ hội bình đẳng đối với học tập và rèn luyện, để có thể có nghề và lao động hiệu quả hơn, biết cách làm cho bản thân và mọi người xung quanh hạnh phúc, đồng thời biết cách đóng góp cho sự phát triến của quê hương, đất nước và nhân loại. 

Như đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết gần đây của Đảng, Việt Nam đang trong tiến trình  thực hiện ''Đổi mới căn bàn, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế'' với mục tiêu đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục hiện tại sang hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dụng xã hội học tập.


Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt đề án
“Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-202"

Đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Xã hội học tập cần phải đảm bảo tính hòa nhập, sáng tạo, bền vững, và có khả năng thích ứng đồng thời cho phép mọi công dân được tham gia và hưởng lợi từ việc học tập. Mặc dù xây dựng xã hội học tập có thể hướng tới việc đáp ứng nhu cầu đặc trưng của các nhóm người cụ thể, nhưng một xã hội học tập cần phải đảm bảo sự tham gia của tất cả các đối tượng mà không loại  trừ một ai. Trong một xã hội học tập hòa nhập, các cá nhân được học tập thông qua nhiều cơ hội học tập khác nhau để cùng chung sống trong đa dạng và học hỏi từ sự khác biệt, trong suốt cuộc đời mỗi con người và trong nhiều bối cảnh khác nhau. 

Đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Hiện nay không có định nghĩa thống nhất nào được thống nhất về “xã hội học tập” và vì khái  niệm này còn mới và mơ hồ, nên Việt Nam cần phải xác định những đặc trưng của xã hội học tập  và công dân học tập mong muốn của mình. Cần có các cuộc đối thoại chính sách ở cả cấp trung ương và địa phương nhằm đảm bảo có sự hiểu biết chung về những đặc trưng cơ bản của xã hội  học tập và công dân học tập mà Việt Nam mong muốn.

Một tầm nhìn chung về xã hội học tập và công dân học tập của Việt Nam sẽ được xác định thông  qua quá trình tham vấn liên ngành và một kế hoạch hành động cần phải được xây dựng trong đó thể hiện rõ lộ trình đi từ thực tại đến tầng nhìn mong muốn về một xã hội học tập hòa nhập, sáng  tạo, có khả năng thích ứng và bền vững.

Cũng tại Hội thảo Nhóm Công tác, do Tổ Thư ký của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập thành lập cũng thông báo đã hỗ trợ soạn thảo các đặc điểm mong muốn về xã hội học tập và công dân học tập và kế hoạch hành động và sẽ chủ trì các hội thảo tham vấn theo phương pháp huy động sự tham gia của các bên hữu quan ở cấp trung ương và địa phương. Nhóm Công tác sẽ làm việc chặt chẽ với Tổ Thư ký của ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập với đại diện được các bộ, ngành và cơ quan truyền thông báo chí cử làm đầu mối. Nhóm Công tác được UNESCO hỗ trợ  thông qua trợ giúp về kỹ thuật, phương pháp và giới thiệu các chính sách và thực tiễn quốc tế. 

Hội thảo llà cơ hội cho Nhóm Công tác và các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia xây dựng XHHT chia sẻ và thảo luận nhằm hoàn thiện các đặc điểm mong muốn về công dân học tập, xã  hội học tập và kế hoạch hành động thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập của Việt Nam./.

Vân Khánh


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất