Thứ Tư, 8/5/2024
Tin hoạt động
Thứ Sáu, 6/4/2018 9:33'(GMT+7)

Bình Định: Triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông đường thủy nội địa

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Theo đó, Sở Giao thông vận tải Bình Định chủ trì triển khai và hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Đề án, tổng hợp báo cáo kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện; chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, điều kiện kinh doanh vận tải; vi phạm về điều kiện phương tiện, thuyền viên, người lái; phương tiện trạng bị thiếu áo pháo, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy chữa cháy... ngay tại các bến (điểm) đón trả khách; phối hợp với các địa phương đình chỉ hoạt động các bến thủy nội địa hoạt động không có giấy phép, phương tiện không đăng kiểm hoặc hết hạn đăng kiểm, không đăng ký.

Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đường thủy, Công an các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động tổ chức, người dân trên địa bàn tỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. Giao Sở Tài chính cân đối nguồn vốn và đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn Ngân sách địa phương hàng năm cho công tác hỗ trợ đào tạo nghề, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh theo phân cấp và phù hợp với nhu cầu thực tế. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất hàng năm với UBND các huyện, thị xã, thành phố; giải quyết kịp thời hồ sơ xin giao đất, kể cả diện tích mặt nước phục vụ xây dựng các công trình theo Đề án. Giao Sở Du lịch hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa.

Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và cảnh báo nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa trực tiếp đến người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là các vùng dân cư sinh sống ven biển, đầm, hồ, khu vực có hoạt động đường thủy nội địa; tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước" giai đoạn 2016 -2020; xây dựng, lắp đặt hệ thống pano tuyên truyền đường thủy nội địa; vận động các nhà hảo tâm tặng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh,...

Giao Ban quản lý Khu kinh tế bố trí quỹ đất để thực hiện đề án, phối hợp kiểm tra việc bảo vệ môi trường tại bến và tuyến đường thuỷ nội địa trong khu kinh tế.

UBND tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; vận động người dân không xây dựng công trình trái phép, không lắp đặt các dụng cụ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản  trong phạm vi bến và hành lang an toàn luồng, tuyến đường thủy nội địa. Chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự ATGT đường thủy nội địa, trong đó lưu ý kiên quyết xử lý, chấm dứt tình trạng các phương tiện thủy nội địa chưa đăng kiểm, đăng ký hoặc hết hạn đăng kiểm, phương tiện không đủ điều kiện đăng kiểm, đăng ký; giải tỏa dứt điểm các bến (điểm) đón trả khách hoạt động trái phép trên địa bàn quản lý; xử lý các cơ sở kinh doanh không chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo dưỡng, sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy nội địa trên địa bàn huyện.

Chi cục Đăng kiểm số 4 thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng ở địa phương tuyên truyền, phố biến cho người dân hiểu rõ các quy định về hồ sơ, thủ tục đăng kiểm, đăng ký, tiêu chuẩn kỹ thuật và phí, lệ phí để thực hiện việc đăng kiểm, đăng ký phương tiện; hướng dẫn cụ thể cho các phương tiện thủy nội địa  trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn, bảo đảm điều kiện kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch lữ hành, dịch vụ du lịch theo tour, kinh doanh du lịch ven biển, đầm, hồ và kinh doanh vận tải đường thủy nội địa chỉ ký hợp đồng vận chuyển hành khách với các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện, năng lực vận chuyển hành khách bằng phương tiện thủy nội địa theo quy định; tuyên truyền, vận động hành khách chấp hành các quy định khi đi trên phương tiện thủy nội địa để bảo đảm an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong suốt hành trình từ bến đi tới bến đến./.

DP

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất