Thứ Bảy, 18/5/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Năm, 3/8/2023 15:43'(GMT+7)

Không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng trong giai đoạn mới

Đồng chí Lại Xuân Môn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phát biểu kết luận tại Hội thảo nhánh 1. (Ảnh: TA)

Đồng chí Lại Xuân Môn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phát biểu kết luận tại Hội thảo nhánh 1. (Ảnh: TA)

Trong đó, xây dựng Đảng về chính trị có vị trí quyết định cho các nội dung xây dựng Đảng trên các mặt như xây dựng Đảng về tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Xây dựng Đảng về chính trị thể hiện bản chất, bản lĩnh chính trị của Đảng, đồng thời là căn cứ hàng đầu để xác định vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong đời sống chính trị.

 Phân tích các kết quả và những tồn tại trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, các ý kiến đánh giá, đường lối chính trị của Đảng là đúng đắn. Dân chủ xã hội chủ nghĩa trên thực tế được phát huy trên thực tế. Kỷ luật, kỷ cương trong Đảng được giữ vững. Bản lĩnh chính trị của đảng viên ngày càng được tôi luyện, nâng cao. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng tiếp tục được tăng cường trên các mặt lý luận, tuyên truyền, cổ động, văn hóa-văn nghệ, báo chí, xuất bản, khoa giáo, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

CÁC Ý KIẾN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG
Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: TA)

Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: TA)

Tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương khẳng định, trong quá trình lãnh đạo cách mạng từ khi thành lập tới nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng về tư tưởng và xác định công tác tư tưởng là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, có vai trò đi trước, mở đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, làm cho hệ thống tư tưởng của Đảng, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội.

Bên cạnh việc xây dựng Đảng về chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương cũng chỉ rõ, việc xây dựng Đảng về tư tưởng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời kỳ hiện nay. Theo đó, xây dựng Đảng về tư tưởng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết là xác lập thế giới quan và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân  - giai cấp tiên tiến nhất của thời đại, giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của lịch sử để lãnh đạo toàn thể dân tộc thực hiện mục tiêu mà cách mạng đặt ra... Qua các kỳ Đại hội Đảng, Đảng ta đều đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng về tư tưởng. Đảng yêu cầu toàn Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và phương thức công tác tư tưởng nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Nhà báo lão thành Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: TA)

Nhà báo lão thành Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: TA)

Nhà báo lão thành Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) tại Hội thảo đã khẳng định, để hiểu rõ giữa khái niệm thế nào là lý luận? Thế nào là thực tiễn? Mối quan hệ của lý luận và thực tiễn như thế nào? Để hiểu rõ, chúng ta cần đọc tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Bác Hồ viết năm 1947. Tác phẩm vẫn có nguyên giá trị thời đại tới tận ngày hôm nay. Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính.

Nhà báo Hà Đăng nhấn mạnh, lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi.” Dẫn lời của Bác, nhà báo Hà Đăng cho rằng: lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào cái hòm đựng sách...

Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị trước hết là: 1/ Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam. 2/ Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; 3/ Kiên định đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; 4/ Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng... Coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng, có nghĩa là công tác tư tưởng phải kết hợp giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài, làm cho tư tưởng tiến bộ, tích cực thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, có tác dụng uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, cải tạo những tư tưởng lạc hậu, đẩy lùi những sai trái. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng, bảo đảm tính Đảng, tính khoa học, tính chiến đấu, tính thực tiễn, kịp thời và hiệu quả; nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh....

GS. Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên ủy viên, Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: TA)

GS. Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên ủy viên, Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: TA)

GS. Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nêu một số giải pháp khắc phục bệnh giáo điều trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Trong đó ông cho rằng, muốn đổi mới sáng tạo, muốn đạt tới mục tiêu tổng quát theo Đại hội XIII của Đảng trước hết phải khắc phục triệt để bệnh giáo điều, từ nhận thức đến hành động, từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cấp, các ngành, ở trung ương, địa phương và cơ sở đến các cộng đồng dân cư trong xã hội, đến từng người. Bệnh giáo điều là một căn bệnh đã có từ lâu, tồn tại dai dẳng, bám sâu vào tư duy, vào cách ứng xử, vào các thói quen xấu trong nếp nghĩ, thâm nhập vào trong lối sống hằng ngày, vào các mối quan hệ: với mình, với người, với công việc và tổ chức bộ máy. Cùng với các bệnh khác, bệnh giáo điều gây ra những hậu quả tiêu cực, những hệ lụy xã hội phức tạp, thực sự là lực cản xã hội ngăn trở chúng ta phát triển tới trình độ hiện đại...

Bên cạnh đó, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học đều cho rằng, công tác xây dựng Đảng về chính trị còn những hạn chế, nhất là trong tổ chức thực hiện các nghị quyết, công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, tính thuyết phục, tính chiến đấu chưa cao...

KHẲNG ĐỊNH VỊ TRÍ, VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG

Đồng chí Lại Xuân Môn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TA)

Đồng chí Lại Xuân Môn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TA)

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Lại Xuân Môn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương đánh giá cao nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà lý luận. 

Nội dung các tham luận đã bám sát, tập trung phân tích và làm nổi bật chủ đề Hội thảo trên những phương diện chủ yếu như sau:

Một là, làm rõ khái niệm, nội dung công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Đối với công tác xây dựng Đảng về chính trị: các đại biểu có sự thống nhất về khái niệm công tác xây dựng Đảng về chính trị, đó là xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương; nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên. Qua các ý kiến phát biểu, có thể khái quát nội dung cơ bản của công tác xây dựng Đảng về chính trị gồm: (1) Xây dựng đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, thực tiễn Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại. (2) Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị đã đề ra. (3) Thực hành dân chủ trong Đảng gắn liền với tăng cường l luật, kỷ cương. (4) Nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, sức chiến đấu của Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp, cán bộ cấp chiến lược để không ngừng củng cố và nâng cao vị trí cầm quyền của Đảng, vai trò lãnh đạo, uy tín chính trị của Đảng.

Đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà lý luận tham dự Hội thảo nhánh 1 diễn ra vào buổi sáng 3/8. (Ảnh: TA)

Đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà lý luận tham dự Hội thảo nhánh 1 diễn ra vào buổi sáng 3/8. (Ảnh: TA)

Đối với công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, đồng chí Lại Xuân Môn đánh giá, nhiều ý kiến cơ bản thống nhất cho rằng công tác xây dựng Đảng về tư tưởng là nghiên cứu hoàn thiện lý luận; truyền bá, giáo dục, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong toàn Đảng; đấu tranh, phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng của Đảng.

Các ý kiến đều thống nhất công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, có những nội dung cơ bản như: (1) Xây dựng, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm nhuần trong toàn Đảng và giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. (2) Truyền bá, giáo dục, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin thời sự quốc tế và trong nước cho cán bộ, đảng viên. (3) Giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ, bản lĩnh lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. (4) Dự báo, nắm chắc tình hình tư tưởng, xử lý thông tin, định hướng dư luận xã hội nhằm bảo đảm thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận xã hội. (5) Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tạo cơ sở cho hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. (6) Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Hai là, khẳng định, làm rõ được vị trí, vai trò, tầm quan trọng công tác xây dựng Đảng về chính trị, xây dựng Đảng về tư tưởng. Đối với công tác xây dựng Đảng về chính trị, các ý kiến đều cho rằng xây dựng Đảng về chính trị có vị trí quyết định cho các nội dung xây dựng Đảng trên các mặt như: Xây dựng đảng về tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Xây dựng Đảng về chính trị thể hiện bản chất, bản lĩnh chính trị của Đảng, đồng thời là căn cứ hàng đầu để xác định vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong đời sống chính trị. Xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nhiệm vụ, tập trung vào xây dựng và hoàn thiện đường lối chính trị và thực hiện đường lối chính trị ấy trên thực tế.

Đối với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, các ý kiến đều thống nhất cho rằng: công tác xây dựng Đảng về tư tưởng là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, có vai trò đi trước, mở đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh, quan điểm, đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội.

Ba là, các đại biểu đã phân tích làm rõ được kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế đối với công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng thời gian qua. Các ý kiến đều đánh giá đường lối chính trị của Đảng là đúng đắn; dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy trên thực tế, kỷ luật, kỷ cương trong Đảng được giữ vững; bản lĩnh chính trị của đảng viên ngày càng được tôi luyện và nâng cao. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng tiếp tục được tăng cường trên các mặt lý luận, tuyên truyền, cổ động, văn hóa- văn nghệ, báo chí, xuất bản, khoa giáo, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng về chính trị còn có những hạn chế nhất là trong tổ chức thực hiện các nghị quyết; công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, tính thuyết phục chưa cao, tính chiến đấu chưa cao.

Ban Tuyên giáo Trung ương trân trọng tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, nhà khoa học, để tiếp tục đặt bài các chuyên gia, các nhà khoa học và xác định thêm các nội dung để chuẩn bị cho Hội thảo khoa học quốc gia “Những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong giai đoạn mới”./.

Tin, ảnh: Nhật Minh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất