Thứ Ba, 7/5/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Sáu, 11/8/2017 14:10'(GMT+7)

Kiên Giang: Hội nghị tuyên truyền về biên giới, biển, đảo và bảo hộ công dân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Anh Nhịn phát biểu tại Hội nghị

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Anh Nhịn phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, báo cáo viên đã trình bày 3 chuyên đề TTPL về BGBĐ và BHCD gồm: Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề kinh tế biển, chủ quyền quốc gia, tình hình Biển Đông, các hiệp ước Việt Nam đã ký kết; ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân về giữ gìn môi trường biển; công tác bảo hộ ngư dân và đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái. Hội nghị cũng dành nhiều thời gian để Sở Ngoại vụ, Cục Lãnh sự, Quỹ Bảo hộ công dân trao đổi, đối thoại với các cấp, các ngành có liên quan; lắng nghe thắc mắc của ngư dân liên quan đến việc thực hiện pháp luật về BGBĐ và BHCD.

Theo đó, trách nhiệm của chủ tàu là khai báo đúng sự thật với cơ quan chức năng khi tàu cá bị nước ngoài bắt giữ về nguyên nhân, tọa độ bắt giữ; phối hợp cung cấp danh sách các lao động trên tàu để xác minh nhân thân; cung cấp các bằng chứng, chứng cứ cụ thể như là ảnh, video, thiết bị định vị,… (nếu có) về việc tàu cá của nước ta bị tàu nước ngoài xua đuổi, sử dụng vũ lực (đâm va, phun vòi rồng, sử dụng súng bắt tàu cá,…); chịu trách nhiệm với các ngư dân bị bắt giữ: Mua vé phương tiện cho ngư dân về nước khi bị trục xuất; hỗ trợ cho ngư dân trong thời gian thi hành án; phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để tiến hành các biện pháp bảo hộ cần thiết cho các ngư dân bị bắt giữ như là thăm hỏi, cung cấp thông tin, hỗ trợ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm trong trường hợp cần thiết; lưu ý thêm đối với chủ tàu, ngư dân: Bắt buộc chủ tàu cá vi phạm phải chi trả kinh phí để đưa ngư dân vi phạm về nước; nếu chủ tàu không chi trả thì địa phương có tàu vi phạm chịu trách nhiêm chi trả; kiên quyết không cấp Giấy phép khai thác thủy sản, không cho đóng mới đối với chủ tàu có tàu cá tái phạm; tàu cá khai thác hải sản xa bờ phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định của pháp luật Việt Nam, mở máy hoạt động 24/24 để cơ quan chức năng quản lý, giám sát… 

Trách nhiệm của ngư dân và gia đình là khi nhận được thông tin tàu cá bị nước ngoài bắt giữ cần thông báo ngay cho chủ tàu và cơ quan chức năng liên quan, các Sở: Ngoại vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Biên phòng tỉnh, Công an để phối hợp giải quyết; ngư dân và gia đình yêu cầu chủ tàu có trách nhiệm đối với việc tàu cá bị bắt, chi trả các chi phí đưa ngư dân về nước; trong trường hợp tự nguyện, gia đình ngư dân có thể tự liên hệ với Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang hoặc Quỹ Bảo hộ công dân và Pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài để nộp tiền tạm ứng mua vé phương tiện đưa ngư dân về nước, khi ngư dân được trục xuất; trường hợp ngư dân và gia đình tự nguyện nộp tiền tạm ứng mua vé máy bay đưa ngư dân về nước, Cục Lãnh sự và Quỹ Bảo hộ công dân sẽ xem xét giải quyết trên cơ sở có công văn đề nghị địa phương hoặc gia đình có đơn gửi Cục Lãnh sự và Quỹ Bảo hộ công dân… 

Hội nghị cũng đã phổ biến thông tin về công tác bảo hộ như đề nghị đối xử nhân đạo, công bằng; thăm lãnh sự; hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm cá nhân; thăm hỏi, tặng quà nhân dịp các ngày lễ; đấu tranh vận động các cơ quan chức năng xem xét chỉ xử lý thuyền trưởng, chủ tàu vi phạm, trả tự do cho các ngư dân; phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh nhân thân, cung cấp Giấy thông hành đưa ngư dân về nước; có công hàm đề nghị trả tự do cho các ngư dân, tàu cá hoạt động khu vực chồng lấn, chưa phân định; người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối; nhân các chuyến thăm, gặp giữa lãnh đạo Chính phủ hai bên, đề xuất phía bạn xem xét tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân ta; đề nghị địa phương yêu cầu chủ tàu nộp tiền tạm ứng mua vé phương tiện để cơ quan đại diện ta ở nước ngoài giúp, đưa ngư dân về nước… và được thực hiện nghiêm theo Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017 về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. 

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Anh Nhịn bày tỏ mong muốn lãnh đạo các cấp và bà con ngư dân tham dự tiếp thu những nội dung trọng tâm mà báo cáo viên trình bày có liên quan đến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các Hiệp định, Hiệp ước mà Việt Nam đã tham gia ký kết; giáo dục và khuyến cáo ngư dân hoạt động khai thác trên biển phải tôn trọng luật pháp của Việt Nam và các nước láng giềng.

Thực tế, trong thời gian qua, tình trạng ngư dân tỉnh Kiên Giang khai thác thủy hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài vẫn diễn biến phức tạp; việc chấp hành pháp luật khi tham gia khai thác thủy hải sản trên biển của ngư dân còn hạn chế; việc tranh chấp ngư trường, khai thác thủy hải sản bằng các hình thức cấm (xung điện, thuốc nổ…) diễn ra khá phổ biến... 

Do đó, mục đích của Hội nghị là góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn trong việc chấp hành nghiêm pháp luật trên biển; bảo vệ ngư trường và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. 

Kim Thư

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất