Thứ Ba, 30/4/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Năm, 17/11/2022 10:44'(GMT+7)

Đồng Tháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng

Đồng chí Phan Văn Thắng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ trì Hội nghị.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, các cấp uỷ và người đứng đầu cấp uỷ trong Tỉnh nhận thức sâu sắc hơn về mục đích, yêu cầu, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, quan tâm tuyên truyền phổ biến và giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác chính trị - tư tưởng của các cấp uỷ đảng và các tổ chức đảng. Tính đến tháng 10/2022, có 12/12 huyện, thành phố đã xuất bản lịch sử đảng bộ địa phương; 96/143 xã, phường, thị trấn đã xuất bản lịch sử đảng bộ hoặc lịch sử truyền thống cách mạng, biên niên sự kiện lịch sử đảng bộ (trong đó 47/48 xã, phường được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã xuất bản lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng, 1/48 xã đang thực hiện thủ tục xuất bản); 47 xã, phường, thị trấn còn lại trong đó có 41 xã, phường đang thực hiện biên soạn hoặc đã hoàn thành biên soạn nhưng chưa xuất bản và 6 xã, thị trấn chưa biên soạn.

Tính riêng 5 năm (2018 - 2022), từ khi thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19, nhưng các cấp uỷ và các ngành trong Tỉnh đã nỗ lực, thực hiện tốt công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Đã có 70 công trình lịch sử được tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản, tiêu biểu như: Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1927 - 2000 (gồm 03 tập: Tập I (1927 - 1954); Tập II (1954 - 1975); Tập III (1975 - 2000), Lịch sử Truyền thống cách mạng huyện Lai Vung (1929 - 2015), Lịch sử truyền thống Đảng bộ huyện Tháp Mười (1930 - 2020), Lịch sử truyền thống cách mạng huyện Châu Thành (1930 - 1954), Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ thị xã Hồng Ngự (2009 - 2015), Lịch sử Công an Đồng Tháp (1945 - 1954), Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị Lực lượng vũ trang Đồng Tháp (1975 - 2015)… nhiều địa phương, đơn vị khác cũng có nhiều công trình lịch sử hoàn thành.

Tại Hội nghị, các đại biểu thảo luận, tham luận những thuận lợi, khó khăn trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 20- CT/TW và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương, đơn vị nhằm thực hiện tốt công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phan Văn Thắng đánh giá cao việc triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của các cấp uỷ, các ngành trong Tỉnh. Chất lượng công trình lịch sử Đảng được nâng lên, bảo đảm nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học và tính thống nhất chung với lịch sử toàn Đảng, đồng thời thể hiện được những nét đặc thù riêng của từng địa phương, đơn vị. Các công trình xuất bản có những đóng góp quan trọng vào công tác tuyên truyền, giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ; nâng cao lòng tin yêu của nhân dân đối với Đảng, đập tan âm mưu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Đồng chí Phan Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,
            Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.

Đồng chí Phan Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí chỉ rõ, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống của một số sở, ban, ngành tỉnh và lịch sử đảng bộ một số xã còn chậm; tư liệu lịch sử trong các thời kỳ kháng chiến còn lại rất ít; các nhân chứng sống được xem là nguồn cung cấp tư liệu quan trọng nhưng hiện nay số đông đã qua đời, số còn sống thì già yếu, đặc biệt là nhân chứng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, do đó, việc sưu tầm tư liệu và nghiên cứu, biên soạn lịch sử gặp rất nhiều khó khăn; đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác lịch sử Đảng còn thiếu, trình độ chưa đồng đều, nhất là ở ban tuyên giáo cấp huyện thiếu cán bộ chuyên môn phụ trách lịch sử nên gặp nhiều khó khăn trong thẩm định công trình lịch sử; còn tình trạng giao khoán công tác lịch sử Đảng cho Ban Tuyên giáo cấp uỷ, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác này; việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản công trình lịch sử cấp cơ sở gặp nhiều khó khăn… cần tập trung tháo gỡ trong thời gian tới.

Đồng chí đề nghị phải khắc phục cho được những hạn chế, đặc biệt là thấy được trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW. Đồng thời yêu cầu: Về công tác tuyên truyền, phải nâng lên một bước, không chỉ đa dạng, phong phú, mà còn tính đến hiệu quả tuyên truyền, phải đưa ấn phẩm lịch sử đến tay người đọc một cách sớm nhất, bằng nhiều hình thức, tại nhiều không gian, trong đó đặc biệt chú ý đến hệ thống các trường học; cán bộ công chức phải nắm và hiểu về truyền thống lịch sử của đảng bộ địa phương mình, ngành mình. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng; Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tiếp tục phối hợp với Trường Chính trị Tỉnh mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng cho cán bộ phụ trách công tác lịch sử các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn; đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, kinh phí cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, nhất là cấp cơ sở.

Dịp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã quyết định tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 5 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XII, giai đoạn 2018 - 2022.

 Tạ Quang Trung

 Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Tháp

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất