Thứ Tư, 8/5/2024
Nhịp cầu Tuyên giáo
Thứ Năm, 31/5/2018 9:43'(GMT+7)

Hội nghị bàn về công tác ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng chính quyền điện tử

Trong năm qua, hạ tầng công nghệ thông tin(CNTT) tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành và hoạt động của các đơn vị. Đến nay, 100% đơn vị có mạng nội bộ LAN; tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức toàn tỉnh đạt 95%; 100% đơn vị được kết nối internet bằng băng thông rộng và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng để phục vụ ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành và chạy các phần mềm nghiệp vụ.

Việc ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo, điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng tích cực được thực hiện. Theo đó, phần mềm quản lý văn bản và điều hành (VNPT- ioffice) được đưa vào triển khai thực hiện từ tháng 9/2016. Đến nay, đã có 27/27 đơn vị trong tỉnh đã thực hiện xong việc chuyển đổi và chính thức đưa phần mềm vào hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và công tác quản lý điều hành của các cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở.

Đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị

Tính đến tháng 5/2018, trên hệ thống đã có trên 1,3 triệu văn bản được trao đổi, xử lý. Các đơn vị thực hiện triệt để việc chuyển- nhận văn bản trên hệ thống phần mềm với tỷ lệ văn bản đi/đến trên hệ thống đạt 85%. Việc triển khai hệ thống cổng dịch vụ công của tỉnh được thực hiện đồng bộ đến 18 sở, ban, ngành, 8 UBND cấp huyện, thành phố và đang được triển khai đến 145 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với tổng số trên 2000 thủ tục; Đến nay, tổng số hồ sơ trên hệ thống một cửa của tỉnh là trên 38 nghìn hồ sơ; 27/27 cơ quan nhà nước đã xây dựng được trang thông tin điện tử nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho người dân và doanh nghiệp…

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, phân tích rõ những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện công tác xây dựng chính quyền điện tử, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ, đồng thời, bàn bạc thảo luận kế hoạch xây dựng đề án xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2023.

Kết luận hội nghị, đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định:ứng dụng CNTT và xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh là một nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần cải cách hành chính, hiện đại hóa môi trường làm việc, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp, qua đó, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tạo môi trường làm việc hiện đại.

Tuy nhiên, muốn thực hiện thành công, trong thời gian tới đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông trong việc xây dựng lộ trình khoa học, cụ thể, nhất là phải tạo được sự thống nhất trong việc xác định các vấn đề trọng điểm để tỉnh trực tiếp đầu tư và những vấn đề cần huy động nguồn lực xã hội hóa hoặc thuê dịch vụ.

Các cơ quan chuyên môn cần làm tốt hơn nữa công tác tham mưu cho UBND tỉnh để kịp thời ban hành các chủ trương, cơ chếtriển khai thực hiện hiệu quả. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông, nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tham gia vào công tác ứng dụng CNTT và xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh. T

rước mắt, cần các đơn vị viễn thông tích cực hỗ trợ tư vấn xây dựng phương án triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến từ tỉnh đến xã; đồng thời triển khai các phần mềm ứng dụng dưới hình thức cho thuê hoặc cung cấp miễn phí cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Theo Baoninhbinh.org.vn

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất