Thứ Hai, 20/5/2024
Xã hội
Thứ Ba, 6/10/2020 14:57'(GMT+7)

Một số điểm lưu ý về kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020

Máy móc để thực hiện bài thi đạt tiêu chuẩn thi tay nghề thế giới (ảnh minh họa)

Máy móc để thực hiện bài thi đạt tiêu chuẩn thi tay nghề thế giới (ảnh minh họa)

Nhằm tôn vinh lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao; tạo phong trào thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng tại các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trẻ có kỹ năng nghề trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tăng cường hợp tác giữa các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tập đoàn trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; thúc đẩy phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ... Tuyển chọn thí sinh có năng lực tham gia đội tuyển quốc gia để huấn luyện chuẩn bị tham dự Kỳ thi tay nghề khu vực và thế giới. Ngày 4/10/2020 tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11.

1. Mục đích của Kỳ thi

Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 được tổ chức năm năm 2020 có mục đích tập trung tôn vinh lực lượng lao động trẻ có Kỹ năng nghề (KNN) cao theo khung trình độ KNN quốc gia và tiệm cận được với chuẩn KNN ASEAN, thế giới; thúc đẩy lực lượng lao động trẻ có KNN theo kịp được với xu thế phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh và khoa học công nghệ tiên tiến ở thời kỳ mới; tạo phong trào thi đua học tập, rèn luyện KN tại các doanh nghiệp và góp phần thực hiện liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Từ đó góp phần nâng tầm KN lao động trẻ Việt Nam trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Tăng cường hợp tác giữa các bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hiệp hội nghề nghiệp, tập đoàn và doanh nghiệp trong lĩnh vực GDNN và phát triển KN; thúc đẩy phát triển KNN và GDNN gắn với ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ và gắn với việc chuẩn hóa chất lượng lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ KNN quốc gia.  Tuyển chọn thí sinh có năng lực tham gia đội tuyển quốc gia để huấn luyện chuẩn bị tham dự kỳ thi KNN ASEAN lần thứ 13, thế giới lần thứ 46 năm 2021, thông qua đó tăng cường hội nhập quốc tế về phát triển KNN và GDNN.

2. Các nghề tổ chức tại Kỳ thi

Tổng số nghề tổ chức thi tại Kỳ thi năm nay là 34 nghề trong đó có 31 nghề thi chính thức và 03 nghề thi trình diễn; có 07 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi là: Phay CNC, Tiện CNC, Dịch vụ lễ tân, Chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội; Điều khiển công nghiệp (nghề trình diễn), Thiết kế thời trang kỹ thuật số (nghề trình diễn) và Công nghệ nước (nghề trình diễn). Với tổng số 491 thí sinh/49 Đoàn đăng ký dự thi, trong đó có 04 bộ, ngành; 01 tập đoàn; 01 hiệp hội; 01 Tổng công ty và 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ban Tổ chức đã thành lập 5 Hội đồng thi quốc gia gồm các Hội đồng số 1, 2, 3, 4 và 5 lần lượt do các bộ, ngành chủ trì gồm Bộ Công thương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội và cử đại diện làm chủ tịch Hội đồng thi quốc gia (Hội đồng thi);

- Ban Tổ chức đã thành lập 02 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức gồm: Tiểu ban Thư ký tổng hợp, kỹ thuật và giám sát thi và Tiểu ban Lễ tân, tuyên truyền và khen thưởng.

- Ban Tổ chức quyết định lựa chọn 06 đơn vị đăng cai tổ chức thi các nghề do 05 Hội đồng thi phụ trách, gồm: 

Tại Hà Nội: Hội đồng thi số 1 do Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội đăng cai 07 nghề; Hội đồng thi số 2 do Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đăng cai 03 nghề; Hội đồng thi số 3 do Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị đăng cai 05 nghề; Hội đồng thi số 5: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đăng cai 10 nghề và Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đăng cai 07 nghề;

Tại Lạng Sơn: Hội đồng thi số 4 do Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc đăng cai 02 nghề.

3. Một số hoạt động chính của Kỳ thi

Do số lượng các nghề tổ chức và thí sinh tham dự các nghề năm 2020 tăng lên so với năm trước, nên một số nghề được các Hội đồng thi tổ chức thi làm nhiều ca để đảm bảo số lượng máy, thiết bị, dụng cụ tại các trường đăng cai. Bởi vậy công tác tập huấn chuyên gia, các hội nghị về kỹ thuật và tổ chức phải thực hiện theo ca theo lịch tổ chức thi của các nghề:

- Tập huấn chuyên gia đợt 1 cho các nghề thi sớm từ ngày 30/9/2020 vào ngày 28/9/2020; đợt 2 cho các nghề tổ chức thi đợt sau vào ngày 02/10/2020 tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội;

- Hội nghị kỹ thuật lần 2 cho các nghề tổ chức thi sớm từ ngày 30/9 vào sáng ngày 29/9/2020 và cho các nghề tổ chức thi sau vào sáng ngày 03/10/2020;

- Tương tự, Hội nghị tổ chức lần 2 cho các nghề thi sớm từ ngày 30/9 vào chiều ngày 29/9/2020 và cho các nghề tổ chức thi sau vào chiều ngày 04/10/2020;

- Lịch thi của các thí sinh bắt đầu từ ngày 30/9/2020 đến ngày 7/10/2020;

- Bế mạc kỳ thi: Lễ bế mạc sẽ được tổ chức theo lịch tổ chức thi tại từng Hội đồng từ ngày 08/10/2020 đến ngày 10/10/2020. Lễ bế mạc và khai mạc sẽ được livetream trực tiếp trên các fanpage của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Các hoạt động bên lề từ ngày 05/10 đến ngày 07/10/2020: Hội thảo chuyên môn, một số hoạt động phối hợp với doanh nghiệp thi trình diễn kỹ năng nghề, giới thiệu thiết bị thi kỹ năng nghề...

 4. Một số điểm mới của Kỳ thi

Kỳ thi năm 2020 được đổi mới gắn với việc triển khai Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có KNN, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới và phù hợp với xu thế thay đổi trong nước, khu vực, thế giới về khoa học kỹ thuật và phát triển KNN, GDNN; nâng cao chất lượng kỳ thi và thí sinh tham dự; tăng cường công tác đảm bảo chính xác, công bằng, công khai, minh bạch và hội nhập của kỳ thi nhằm tiệm cận với kỳ thi KNN ASEAN và thế giới. Do vậy, Kỳ thi có một số nội dung mới như sau: 

Thứ nhất, Kỳ thi đã được đổi tên thành kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia, thay vì trước đó là kỳ thi tay nghề quốc gia và Ban Tổ chức kỳ thi quốc gia được đổi tên thành Ban Tổ chức thi Kỹ năng nghề Việt Nam.

Thứ hai, Số nghề tổ chức thi lớn nhất từ trước tới nay và tăng lên 8 nghề so với số nghề tổ chức ở kỳ thi trước năm 2018 (26 nghề), trong đó có 07 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi là: Phay CNC, Tiện CNC, Dịch vụ lễ tân, Chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội, Điều khiển công nghiệp (nghề trình diễn), Thiết kế thời trang kỹ thuật số (nghề trình diễn) và Công nghệ nước (nghề trình diễn).

Thứ ba, Ban Tổ chức thi Kỹ năng nghề Việt Nam: Lần đầu tiên thành phần Ban Tổ chức và thành phần các Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức có sự tham gia của doanh nghiệp và hiệp hội nghề nghiệp như: Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức - GIZ; Tập Đoàn Xây dựng Hòa Bình; Tổng Công ty May 10; Công ty TNHH Festo; Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam; Công ty TNHH 3DS Global Enterprises; Công ty TNHH Didactic Việt Nam.

Thứ tư, Tổ chức các hoạt động bên lề trong thời gian thi: Tiếp thu kinh nghiệm của kỳ thi KNN thế giới, năm nay lần đầu tiên Ban Tổ chức phối hợp với các Hội đồng thi, các trường đăng cai, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức các hoạt động bên lề trong thời gian thi, gồm: Hội thảo chuyên môn; thi trình diễn kỹ năng. 

Thứ năm, Quy chế thi có đổi mới

- Về thời gian làm bài thi: thời gian làm bài thi tại các kỳ trước đây không quá 08 tiếng; nay tăng lên không quá 15 tiếng tiệm cận kỳ thi KNN ASEAN;

- Về giám sát thi: quy chế có quy định rõ về công tác giám sát thi với sự tham gia của đại diện Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an để đảm bảo đảm bảo tính công bằng, minh bạch, khách quan cho kỳ thi.

- Về phòng chống dịch COVID – 19: đã bổ sung các quy định về công tác phòng chống dịch COVID – 19 trong thời gian diễn ra kỳ thi;

- Đối với thí sinh dự thi: Bổ sung quyền và nghĩa vụ của các thí sinh khi tham dự kỳ thi KNN quốc gia để phục vụ công tác truyền thông quảng bá hình ảnh và tham gia chương trình Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam; 

- Đối với chuyên gia, bổ sung các quy định sau: Chuyên gia tham gia Tiểu ban Giám khảo và Coi thi không phải là người thân (vợ, chồng, anh, chị em ruột, con đẻ, con nuôi) của thí sinh dự thi; chuyên gia trưởng không được tham gia chấm thi; quy định xử lý vi phạm đối với chuyên gia tham gia Tiểu ban giúp việc Hội đồng thi; quy đinh các chuyên gia của các Đoàn đều có thể được tham gia làm công tác chuyên gia kỹ thuật, quan sát, giám sát hoặc Tiểu ban Giám khảo, Coi thi với điều kiện phải tham dự tập huấn trước kỳ thi của Ban Tổ chức nhằm đảm bảo tính chuyên môn, chuyên nghiệp và tạo được ngân hàng các chuyên gia có kinh nghiệm cho các kỳ thi sau cũng như các kỳ thi cấp cơ sở; 

- Đối với quy trình trình đánh giá và chấm điểm bài thi đã bổ sung, chỉnh sửa theo quy định mới nhất của kỳ thi KNN thế giới. Các quy trình chấm điểm được quy định rõ theo quy định mới nhất của kỳ thi KNN thế giới như quy định cụ thể về xác nhận và nhập điểm vào hệ thống CIS theo thời hạn cụ thể và khóa điểm ngay sau khi nhập điểm để không thể sửa được sau khi khóa hệ thống CIS.

- Đối với việc ra đề thi nghề Lắp đặt điện là nghề tiên phong đổi mời trong công tác lựa chọn đề thi chính thức bằng việc thuê đơn vị độc lập có chuyên gia quốc tế xây dựng.

Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11, năm 2020 mặc dù được tổ chức chậm hơn so với kế hoạch (tháng 3/2020) do dịch bệnh COVID – 19 gây ra, tuy nhiên  công tác chuẩn bị cho Kỳ thi luôn được Ban Tổ chức đặt lên hàng đầu và luôn đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch tốt và đảm bảo Kỳ thi được diễn ra an toàn chu đáo./.

DANH SÁCH NGHỀ TỔ CHỨC THI 
TẠI KỲ THI KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA LẦN THỨ 11 NĂM 2020

I. Danh sách nghề thi chính thức
1. Công nghệ ô tô; 
2. Sơn ô tô;
3. Bảo trì máy CNC; 
4. Lắp đặt điện; 
5. Điện tử; 
6. Công nghệ thời trang; 
7. Thiết kế đồ họa; 
8. Tự động hóa công nghiệp;
9. Lắp cáp mạng thông tin; 
10. Kết nối vạn vật - IOT; 
11. Quản trị hệ thống mạng công nghệ thông tin;
12. Giải pháp phần mềm Công nghệ thông tin; 
13. Cơ điện tử; 
14. Thiết kế kỹ thuật cơ khí - CAD;
15. Robot di động; 
16. Điện lạnh; 
17. Thiết kế và phát triển trang Web;
18. Hàn; 
19. Ốp lát tường và sàn; 
20. Lắp đặt đường ống nước; 
21. Xây gạch; 
22. Mộc mỹ nghệ; 
23. Mộc dân dụng; 
24. Phay CNC; 
25. Tiện CNC; 
26. Nấu ăn; 
27. Dịch vụ nhà hàng; 
28. Dịch vụ lễ tân; 
29. Chăm sóc sắc đẹp; 
30. Thiết kế các kiểu tóc; 
31. Chăm sóc sức khỏe và xã hội. 
II. Danh sách nghề thi trình diễn
1. Điều khiển công nghiệp
2. Thiết kế thời trang kỹ thuật số;
3. Công nghệ nước

 
Thanh Hưng
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất