Thứ Tư, 8/5/2024
Hội thi giảng viên lý luận chính trị 2018
Thứ Sáu, 12/10/2018 14:6'(GMT+7)

Thi thao giảng tại Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi khu vực phía Nam

Thí sinh Huỳnh Văn Sử (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) đặt câu hỏi cho các học viên tham dự tiết giảng.

Thí sinh Huỳnh Văn Sử (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) đặt câu hỏi cho các học viên tham dự tiết giảng.

Tham dự Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi lần này có 41 thí sinh của 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam, là giảng viên chuyên trách và kiêm chức đang giảng dạy tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

Mỗi giảng viên tham dự hội thi lựa chọn một bài trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị được giảng dạy ở trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện do Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành; tập trung vào các chương trình sau: Chương trình học tập lý luận chính trị dành cho đối tượng kết nạp Đảng; chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới; chương trình bồi dưỡng công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở; các chương trình bồi dưỡng chuyên đề; Chương trình Sơ cấp lý luận chính trị; các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ dành cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Lãnh đạo, chuyên viên ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện khu vực phía Nam cổ vũ cho thí sinh tham gia Hội thi

Lãnh đạo, chuyên viên ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện khu vực phía Nam cổ vũ cho thí sinh tham gia Hội thi

Về hình thức thi, mỗi thí sinh trải qua 3 nội dung, đồng thời là 3 kỹ năng quan trọng cần có đối với người giảng viên lý luận chính trị giỏi: kỹ năng soạn giáo án; kỹ năng thuyết trình và kỹ năng ứng xử (trả lời câu hỏi). Sau phần thi mỗi thí sinh, có nhận xét của Ban Giám khảo cho từng thí sinh, đánh giá những mặt đạt và chưa đạt của mỗi thí sinh đó.

Đến với Hội thi, đồng chí Huỳnh Văn Sử, Giảng viên chuyên trách Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau lựa chọn giảng bài 1: Khái lược lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nằm trong chương trình Bồi dưỡng Lý luận chính trị dành cho đối tượng kết  nạp Đảng, cán bộ đoàn thể ấp, khóm trên địa bàn huyện.

Thí sinh Huỳnh Văn Sử giới thiệu bài học với cả lớp

Thí sinh Huỳnh Văn Sử giới thiệu bài học với cả lớp

Mục đích của bài giảng giúp cho học viên nắm rõ tiến trình về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, những thành tựu vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và những truyền thống quý báu của Đảng ta; giáo dục cho học viên ý thức tự hào về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng nước ta. Trên cơ sở đó, mỗi học viên phải xây dựng cho mình động cơ vào Đảng đúng đắn, tích cực phấu đấu và rèn luyện để trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thí sinh Huỳnh Văn Sử sử dụng phương pháp phát vấn trong phần dự thi

Thí sinh Huỳnh Văn Sử sử dụng phương pháp phát vấn trong phần dự thi

Đồ dùng dạy học gồm: giáo trình, giáo án (File word và file trình chiếu Power point), máy tính, máy chiếu, phông chiếu, bảng, phấn…

Bên cạnh trình chiếu bài học, bảng đen được sử dụng triệt để giúp học viên ghi nhớ nội dung thi

Bên cạnh trình chiếu bài học, bảng đen và phấn trắng được sử dụng triệt để giúp học viên ghi nhớ nội dung bài học

Yêu cầu đối với giảng viên: cần làm rõ những nét cơ bản về tình hình xã hội Việt Nam và phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời; vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; những thành tựu vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới; những truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sau 25 phút thao giảng, mỗi thí sinh sẽ bốc thăm để lựa chọn thầy cô trong Ban giám khảo đặt câu hỏi

Sau 25 phút thao giảng, mỗi thí sinh sẽ bốc thăm để lựa chọn thầy cô trong Ban giám khảo đặt câu hỏi

Yêu cầu đối với học viên, phải tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu nắm chắc các nội dung của bài. Qua đó, có những định hướng, không ngừng rèn luyện, phấn đấu để trở thành đảng viên và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau 25 phút thao giảng, mỗi thí sinh sẽ bốc thăm để lựa chọn thầy cô trong Ban giám khảo đặt câu hỏi

PSG.TS Nguyễn Thị Thọ đặt câu hỏi cho thí sinh Huỳnh Văn Sử

Trong phần thi thao giảng, đồng chí Huỳnh Văn Sử đã sử dụng các phương pháp thuyết trình, phân tích, logic vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.

Về nội dung các bước lên lớp và phân chia thời gian, gồm 3 bước:

Bước 1: làm quen với lớp, kiểm tra sỹ số, khái quát thông tin chung về lớp học.

Bước 2: Kiểm tra bài cũ (Đây là bài đầu tiên của chương trình nên không có kiểm tra bài cũ).

Bước 3: Giảng bài mới

Sau mỗi phần thi, đại diện ban giám khảo sẽ nhận xét phần dự thi của mỗi thí sinh

PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo đại diện cho Ban Giám khảo nhận xét phần dự thi của thí sinh Huỳnh Văn Sử

Kết thúc bài giảng, giảng viên giúp học viên khái lược có hệ thống các nội dung cơ bản của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với những vấn đề cụ thể:

Thứ nhất, khái quát tình hình xã hội Việt Nam và Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời.

Thứ hai, vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ ba, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã đạt được những thành tựu vĩ đại trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước; thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1975 đến nay.

Thứ tư, những truyền thống quý báu mà Đảng ta được tôi luyện, hun đúc trong lịch sử.

Sau mỗi phần thi của các thí sinh, ban giám khảo thảo luận, thống nhất đánh giá

Sau mỗi phần thi của các thí sinh, Ban giám khảo thảo luận, thống nhất đánh giá, nhận xét thí sinh

 

Bên lề Hội thi, Ban giám khảo trao đổi với các thí sinh tham dự Hội thi

Bên lề Hội thi, GS.TS. NGND, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tài trao đổi với các thí sinh tham dự Hội thi

Bên lề Hội thi, Ban giám khảo trao đổi với các thí sinh tham dự Hội thi

PGS.TS Phạm Duy Đức trao đổi với các thí sinh tham dự Hội thi

Sau Hội thi, Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ lựa chọn 6 thí sinh đạt giải nhất, giải nhì và giải ba tham gia dự thi Hội thi chung khảo toàn quốc, dự kiến được tổ chức vào tháng 11/2018.

Bảo Châu

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất