Thứ Sáu, 3/5/2024
Xã hội
Thứ Năm, 16/6/2022 20:15'(GMT+7)

Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước

Đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh phát biểu chỉ đạo và kết luận tại Hội nghị.

Đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh phát biểu chỉ đạo và kết luận tại Hội nghị.

Đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng chủ trì Hội nghị. 

Tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền 11 huyện, thị xã, thành phố tại điểm cầu cấp huyện, với 349 đại biểu; các cơ quan báo chí đến dự và đưa tin cho hội nghị.

NHIỀU MÔ HÌNH HAY, CÁCH LÀM HIỆU QUẢ

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân nêu rõ: Nhận thức tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế theo tinh thần Chỉ thị số 20-CT/TW.

Đồng chí Thái Thúy Xuân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW tại hội nghị.

Đồng chí Thái Thúy Xuân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW tại hội nghị.

Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, các ngành, các cấp trong tỉnh đã triển khai nghiêm túc và quyết tâm thực hiện tốt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện. Tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, chương trình hành động vì trẻ em tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2020, Kế hoạch chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020, Kế hoạch Hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em, Quyết định thành lập Ban Điều hành Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng, Quyết định thành lập đường dây nóng gọi miễn phí đến đầu số “18008077” và Tổng Đài 111, quyết định liên thông thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; Chương trình bảo vệ trẻ em, Kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; Kế hoạch thúc đẩy quyền tham gia trẻ em, Kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Toàn tỉnh có 2 Nhà thiếu nhi (1 cấp tỉnh, 01 cấp huyện ở Tri Tôn); 4 huyện, thị xã, thành phố đang thi công xây dựng Nhà Thiếu nhi (An Phú, Thọai Sơn, Chợ Mới, Châu Đốc), 1 công viên trò chơi giải trí (công viên Mỹ Thới); 70 nhà văn hóa; 156 trung tâm học tập cộng đồng (trong đó có nhóm đối tượng là trẻ em thông qua các ấn phẩm sách, truyện,..); các nhà văn hoá, trung tâm học tập cộng đồng không dành riêng cho thiếu nhi chỉ mang tính lồng ghép các hoạt động của trẻ em cùng với người lớn. Ngoài ra, ở xã, phường, thị trấn có 1.365 điểm trò chơi  phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em trên địa bàn tỉnh; 11 Trung tâm thể dục thể thao hiện đang duy trì hoạt động tốt; 3 sân vận động có khán đài, 49 sân vận động không có khán đài, trong đó có 329 sân bóng đá mi ni; 446 sân bóng chuyền; 32 sân bóng rổ, 115 hồ bơi cố định và lắp ráp (di dộng) nhằm hỗ trợ dạy bơi cho trẻ; triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn các tiêu chí “Ngôi nhà an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em”. Duy trì mô hình cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại các huyện như: triển khai mô hình “Biển báo nguy hiểm và phao cứu sinh tái chế”, “Phấn đấu mỗi xã, thị trấn có 01 hồ bơi di động để rèn luyện sức khỏe cho thanh, thiếu niên và phòng chống đuối nước ở trẻ em” nhân rộng mô hình hỗ trợ các hồ bơi di động tại các xã, đã hỗ trợ 27 hồ bơi tại 18 xã, thị trấn, tổng kinh phí 1.302 triệu đồng. Duy trì và phát huy mô hình Công tác xã hội học đường (tại 13 điểm trường trong tỉnh).

Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao như thi múa hát, cắm trại, sáng tác thiếu nhi, giải bóng đá thiếu nhi, Hội khoẻ Phù Đổng, sinh hoạt câu lạc bộ (học tập, quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em…) được các ngành Giáo dục và đào tạo; Văn hóa, thể thao và du lịch; Lao động, thương binh và xã hội; Đoàn thanh niên phối hợp tổ chức thường xuyên hàng năm, cao điểm tập trung trong Tháng hành động vì trẻ em, Tháng sinh hoạt hè… Các hoạt động có tác động tốt về rèn luyện thể chất, phát huy sáng tạo, hình thành lối sống mới cho trẻ em. Trong 10 năm Tỉnh đã vận động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hơn 50 tỷ đồng (tăng so với chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đặt ra là 20 tỷ, mỗi năm chỉ tiêu 4 tỷ). Bên cạnh nỗ lực vận động, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh còn làm tốt công tác hỗ trợ cho 100.936 lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo trong toàn tỉnh.

Đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”.

Đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền có lúc, có nơi hiệu quả chưa cao; một bộ phận cha mẹ, người chăm sóc trẻ chưa quan tâm nhiều đến quyền trẻ em, thiếu sự chăm sóc, giáo dục con trẻ trong gia đình; thiếu kỹ năng phòng ngừa, bảo vệ trẻ em; tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích còn cao; số trẻ em lang thang, bị bóc lột, bị xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục còn phức tạp, đáng quan tâm; việc đầu tư các khu vui chơi, giải trí lành mạnh cho trẻ em còn hạn chế; trong khi đó, các điểm dịch vụ internet, trò chơi trực tuyến (game online), mạng xã hội đang tiềm ẩn nhiều nguy hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, nhận thức và sự phát triển toàn diện ở trẻ em.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Phát biểu chỉ đạo và kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của các ngành, các cấp trong tỉnhđội ngũ cán bộ, công chức, cộng tác viên phụ trách công tác trẻ em; trân trọng biểu dương những đóng góp to lớn của các  nhà hảo tâm, doanh nghiệp và nhân dân đối với sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Định hướng trong thời gian tới, đống chí Lê Văn Nưng yêu cầu các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội cần quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: 

Một là, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị; gắn việc thực hiện Chỉ thị với các chương trình hành động, đề án, chỉ thị của Chính phủ về công tác trẻ em. Đưa mục tiêu, chỉ tiêu về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em thành nội dung trọng tâm trong kế hoạch phát triển KT-XH, đồng thời xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động vì trẻ em hằng năm tại địa phương, đơn vị.

Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền; công tác phối hợp việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm liên quan công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em; phối hợp kiểm tra, thanh tra liên ngành và chuyên đề nhằm theo dõi, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ, sản phẩm văn hóa cho trẻ em.Phối hợp chỉ đạo việc thực hiện trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong thực hiện các chủ trương của Đảng, việc chấp hành pháp luật, chính sách liên quan đến trẻ em và thực hiện các quyền của trẻ em.

Đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.

Đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và đồng chí Lê Văn Phước, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà cho các cháu thiếu nhi trong đội văn nghệ

Ba là, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục; khai thác các kênh truyền thông hiện đại, mạng xã hội, chuyển tải nhanh chóng, kịp thời các thông tin tích cực, chính thống. Tập trung tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, tấm gương những người yêu trẻ; quan tâm giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyền của trẻ em.

Bốn là, tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp. Thực hiện chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới ở khóm, ấp. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; bố trí quỹ đất dành cho việc xây dựng các công trình phúc lợi cho trẻ em. Từng bước bố trí tăng nguồn ngân sách cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; trong đó ưu tiên kinh phí đầu tư các công trình cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, trẻ em các gia đình chính sách, gia đình nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Năm là, đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội. Phát động phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tích cực vận động xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em, tập trung đầu tư các công trình văn hóa, vui chơi, giải trí dành cho trẻ em. Tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực nhằm trao đổi kinh nghiệm, huy động nguồn lực bên ngoài cho công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. 

Sáu là, nghiên cứu rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng mở rộng chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ emứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất.

Trước mắt là hoàn thành chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng… 

Tại Hội nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 20 cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”.

Tin, ảnh: Trường Giang
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất