Thứ Hai, 20/5/2024
Văn hóa
Thứ Tư, 3/3/2021 9:19'(GMT+7)

Vĩnh Bảo phát triển du lịch nông thôn bằng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa

Lễ đón bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Lễ đón bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bên cạnh đó, Vĩnh Bảo có nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, phản ánh khiếu thẩm mỹ, tài năng của cư dân trồng lúa nước như: múa rối cạn, múa tứ linh, đánh pháo đất, đấu vật cổ truyền… Là nơi lưu giữ một số nghề truyền thống như điêu khắc, sơn mài, tạc tượng, dệt chiếu cói, trồng thuốc lào.

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, những năm qua, huyện Vĩnh Bảo đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm gắn với phát triển kinh tế -  xã hội, kết nối điểm đến của du khách trong tuor “Du khảo đồng quê” của thành phố Hải Phòng. Ban hành các đề án, chương trình, kế hoạch; đẩy mạnh tuyên truyền về trùng tu, tôn tạo, bảo vệ, phát huy giá trị di tích, phục hồi các làng nghề, các lễ hội dân gian truyền thống; quảng bá, xúc tiến du lịch với nhiều hình thức; đầu tư kinh phí đảm bảo cho hoạt động bảo tồn và phát huy; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm để đảm bảo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị các di tích, làng nghề, lễ hội dân gian theo đúng quy định, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa… 

Nông thôn mới Vĩnh Bảo

Nông thôn mới Vĩnh Bảo

Công tác phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện thời gian qua được chú trọng, đã đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và đang trở thành kho tài nguyên vô giá cho việc khai thác du lịch, dịch vụ, là động lực, nguồn lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện nay và trong tương lai.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định mục tiêu tổng quát cho sự phát triển của huyện đến năm 2025 đó là: “Phát huy toàn diện, đồng bộ các tiềm năng, lợi thế của huyện, huy động các nguồn lực đầu tư; phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị và kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại làm bước đột phá; phát triển thương mại - dịch vụ; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn, có giá trị kinh tế cao; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững; xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; khối đoàn kết toàn dân được tăng cường; tạo nền tảng vững chắc phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu”.

Tiếp thu quan điểm của Đảng, sự định hướng của Thành ủy về phát triển văn hóa và du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ XXVI Đảng bộ huyện đã đặt phát triển văn hóa, du lịch là một trong ba khâu đột phá và xác định nhiệm vụ: Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, văn minh, hiện đại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, góp phần xây dựng con người Vĩnh Bảo phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của huyện và thành phố. Đồng thời tiến hành quy hoạch không gian các di tích lịch sử văn hóa, tạo lập các tuyến du lịch tâm linh, làng nghề, kết nối các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trọng điểm. Duy trì và phát huy giá trị của các lễ hội, giá trị văn hóa truyền thống, làng cổ trên địa bàn huyện. Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, các làng nghề truyền thống, các trò chơi dân gian trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện Vĩnh Bảo nhằm phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN

Một là, thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ sung phát triển quy hoạch phát triển du lịch, đầu tư phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch, xây dựng Vĩnh Bảo trở thành trung tâm vùng với các huyện thuộc tỉnh Thái Bình, tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Tập trung xây dựng hệ thống giao thông kết nối giữa khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo) với khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) và Đền Tranh (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương).

Trước mắt là hoàn thành và sớm đưa vào triển khai quy hoạch tổng thể khu Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông tới các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, làng cổ trên địa bàn huyện, phát triển du lịch tâm linh: chùa Thái xã Trấn Dương; Chùa Mét, Đình Phần xã Cổ Am; Đình Quán Khái xã Vĩnh Phong; Đình An Quý xã Cộng Hiền; làng Cổ xã Cổ Am; Đình Nhân Mục, Miếu Cựu Điện, múa rối nước xã Nhân Hòa; miếu Bảo Hà, múa rối cạn, điêu khắc xã Đồng Minh…

Hai là, tổ chức tốt và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống, trong đó tập trung đổi mới nội dung, quy mô tổ chức Lễ hội Đền Trạng Trình; nâng cao chất lượng lễ hội Đình Nhân Mục, lễ hội Miếu Bảo Hà như tổ chức các hoạt động thi tay nghề làm con giống, điêu khắc; thi ẩm thực mang đặc trưng vùng miền, quê hương Vĩnh Bảo: làm bánh dày, bánh đa Lý Học, bánh trôi Liên Am; chuối nấu, nem chân giò Vĩnh Phong… Đồng thời có giải pháp hữu hiệu để khôi phục trò chơi dân gian (đánh pháo đất), có chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, bộ môn nghệ thuật truyền thống như múa rối cạn, rối nước, điêu khắc, tạc tượng, dệt chiếu…

Ba là, đẩy mạnh xã hội hóa thu hút nguồn lực của nhiều cấp, nhiều ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân cả trong và ngoài huyện trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, phát triển du lịch. Phối hợp với Trung tâm xúc tiến du lịch, các công ty lữ hành quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Bảo để đưa khách về với địa phương. Huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch như trùng tu nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa nằm trong tuor du lịch, các công trình phụ trợ tại các điểm du lịch. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hàng hóa, nơi ăn nghỉ cho du khách cũng như các hoạt động bổ trợ khác.

Bốn là, xây dựng các sản phảm du lịch mang tính đặc trung cũng như phát huy thế mạnh của huyện nông nghiệp, đổi mới mô hình sản xuất phục vụ du lịch như mô hình sản xuất rau an toàn và lương thực, thực phẩm sạch.

Năm là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền về nội dung quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích, làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian. Đẩy mạnh công tác tuyên truyên qua hệ thống thông tin đại chúng, các cuộc liên hoan, hội diễn nghệ thuật, ghi âm bằng đĩa nhạc, quay dựng băng đĩa hình, giới thiệu trưng bày các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ truyền thống, xuất bản sách nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, người dân về giá trị di sản văn hóa để có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy, đưa các giá trị thành những sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch được tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị xúc tiến du lịch với nhiều hình thức và phát triển dịch vụ du lịch, các sản phẩm du lịch.

Chọn lựa, bố trí cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực, đạo đức tốt, yêu nghề làm công tác bảo tồn di sản văn hóa. Tập trung nâng cao chất lượng bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, du lịch cho cán bộ văn hóa, hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các điểm du lịch để họ tham mưu trúng, đúng về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, du lịch./.

Dương Thị Bích
Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất