Chủ Nhật, 12/5/2024
Vĩnh Phúc
Thứ Hai, 26/10/2020 15:7'(GMT+7)

Vĩnh Phúc: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2019-2024.

Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2019-2024.

Hướng mạnh về cơ sở

MTTQ các cấp trong tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân, của các dân tộc, các tôn giáo trong việc tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã được triển khai sâu rộng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ với nhiều cách làm sáng tạo, hướng về khu dân cư, huy động tiềm năng, sức sáng tạo, tinh thần tự nguyện tham gia của nhân dân, đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phát huy tình đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự… góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt trong năm 2020, MTTQ các cấp trong tỉnh đã đăng ký thực hiện Phong trào “Toàn dân tham gia xây dựng, cải tạo cống rãnh thoát nước, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư là công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2020-2025.

 MTTQ các cấp trong tỉnh phối hợp với Chính quyền, các tổ chức thành viên đã tuyên truyền, vận động, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, tạo sức lan tỏa rộng khắp các khu dân cư trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện phong trào.

Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành vượt mức 500km đăng ký với tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nhất là vùng nông thôn.

Các hoạt động an sinh xã hội được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả, đã tranh thủ được sự ủng hộ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và của toàn xã hội để chăm lo cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ giống, vốn tư liệu sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn dưới 1%.

Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Mặt trận. Đến nay, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ đã trở thành hoạt động thường xuyên, không thể thiếu. Ngoài việc tổ chức giám sát trực tiếp, MTTQ phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh và các ngành chức năng tổ chức hàng trăm cuộc giám sát trên tất cả các lĩnh vực. Hoạt động phản biện ngày càng đi vào chiều sâu, có chất lượng. Đặc biệt, MTTQ các cấp chú trọng việc tham mưu phối hợp tổ chức để người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đối thoại trực tiếp với Nhân dân, duy trì thành nề nếp các cuộc đối thoại định kỳ ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Thông qua các cuộc đối thoại đã giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp, vướng mắc ở cơ sở. MTTQ tham gia giám sát việc giải quyết các vụ việc phức tạp kéo dài qua các kỳ tiếp dân của Bí thư cấp ủy. Thường xuyên tổng hợp, phản ánh kịp thời tình hình nhân dân, những ý kiến kiến nghị của cử tri và nhân dân để chính quyền, các cơ quan chức năng giải quyết.

MTTQ các cấp chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động với mục tiêu hướng mạnh về cơ sở. Các Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư thực sự là lực lượng nòng cốt trong công tác vận động nhân dân và là mối liên kết hiệu quả trong hệ thống chính trị ở cơ sở; việc xây dựng quy chế, chương trình phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên đã đem lại hiệu quả thiết thực trong tổ chức, triển khai các hoạt động; các tổ chức thành viên của Mặt trận đã động viên, phát huy tính sáng tạo của các đoàn viên, hội viên xây dựng các mô hình nhân dân tự quản, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, phát triển văn hoá, khuyến học, thực hiện chương trình an sinh xã hội,…

Tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, song hoạt động MTTQ các cấp trong tỉnh còn có những hạn chế, yếu kém cần khắc phục, đó là: Công tác nắm bắt, phản ánh tình hình nhân dân có lúc, có nơi chưa kịp thời; việc phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân, tạo sự đồng thuận trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương chưa hiệu quả; một số cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước chất lượng chưa cao; vai trò giám sát, phản biện xã hội ở một số nơi còn chưa thể hiện rõ nét, lúng túng, kết quả chưa cao.

Để khắc phục những tồn tại hạn chế trên, tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, MTTQ các cấp tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

Một là, MTTQ các cấp tiếp tục thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo tinh thần Thông báo kết luận số 160-TB/TW, ngày 15/1/2020 của Bộ Chính trị và các văn bản của Trung ương, của tỉnh Vĩnh Phúc. Thực tiễn cho thấy, nơi nào MTTQ chủ động làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy thì ở đó luôn đón nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời và hoạt động của MTTQ, các đoàn thể được thực hiện có hiệu quả.

Hai là, tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng những giải pháp thiết thực, hiệu quả với phương châm gần dân sát dân, làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu và đồng thuận về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cơ chế, chính sách định hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân của MTTQ các cấp tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2019-2024”; bám sát cơ sở, nắm bắt và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến, kiến nghị chính đáng của nhân dân, thực sự là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Ba là, phát huy vai trò nòng cốt của MTTQ, tổ chức thực hiện sâu rộng và có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Triển khai đồng bộ 5 nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, khơi dậy sự sáng tạo trong nhân dân để có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. Có giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn để thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phong trào “Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”. Cùng với cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động an sinh xã hội.

Bốn là, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tập trung đi sâu vào những vấn đề nhân dân quan tâm, những vấn đề tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân cả 2 phương diện “dân chủ trực tiếp”“dân chủ gián tiếp”. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương châm “Đảng nói-dân tin; Mặt trận, đoàn thể vận động-dân theo; chính quyền làm-dân ủng hộ”. Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị khóa XI.

Chủ động tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền tổ chức các hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với các tầng lớp nhân dân, chú trọng các cuộc đối thoại theo chuyên đề, nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở. Phối hợp và tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư công đồng; xây dựng và củng cố lực lượng hòa giải ở cơ sở, góp phần giảm thiểu các mâu thuẫn, tranh chấp tại địa bàn dân cư.

Năm là, tăng cường công tác phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể với chính quyền các cấp thông qua việc xây dựng cơ chế phối hợp với chính quyền để phát huy vai trò của Mặt trận trong phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, giám sát việc trả lời, giải quyết của các cấp chính quyền; phối hợp trong giám sát, phản biện, góp ý các chương trình hành động, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện để nhân dân được tham gia sâu hơn vào các quyết sách của địa phương. Phối hợp, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là làm tốt công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ về các chương trình, dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo từng nhóm đối tượng, nội dung chuyên đề để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Sáu là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, lấy địa bàn khu dân cư là nơi triển khai các hoạt động của công tác Mặt trận; triển khai rộng rãi ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Mặt trận; làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy củng cố, kiện toàn bộ máy, cán bộ cơ quan chuyên trách UB MTTQ các cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới theo hướng tinh gọn, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận chuyên nghiệp, tâm huyết và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của công tác Mặt trận. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư; phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chức thành viên, các cá nhân tiêu biểu, người có uy tín; kịp thời biểu dương, khen thưởng, tôn vinh, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.

Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất