Thứ Ba, 28/5/2024
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Thứ Năm, 9/6/2022 14:32'(GMT+7)

Nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm, loại bỏ dần thủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số

Hội nghị cấp tỉnh Sơ kết 01 năm thực hiện Cuộc vận động

Hội nghị cấp tỉnh Sơ kết 01 năm thực hiện Cuộc vận động

Báo cáo Sơ kết 1 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động) trên địa bàn tỉnh Kontum nêu rõ: Thực hiện Kết luận số 08-KL/TU, ngày 24-02-2021 về chủ trương triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, các cấp, các ngành, nhất là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đẩy mạnh tuyên truyền đến cán bộ, công chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) về mục đích, nội dung và ý nghĩa của Cuộc vận động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Biên soạn Sổ tay tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động; Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí xây dựng các chuyên trang, phóng sự tuyên truyền, vận động về Cuộc vận động, đặc biệt là phóng sự về gương điển hình ĐBDTTS tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng.

Đồng thời, tập trung tuyên truyền sâu rộng đến các hộ ĐBDTTS thông qua các cuộc họp của thôn, tổ dân phố, tập huấn khởi nghiệp, chuyển giao khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, vận động ĐBDTTS tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã, tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích; phát tờ rơi, qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, chi hội, qua các trang website, nhóm zalo, Facebook, xây dựng các phóng sự tuyên truyền, như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp đã tổ chức trên 600 buổi tuyên truyền về Cuộc vận động cho 5.800 người dân và đoàn viên thanh niên; đăng tải hơn 2.700 tin; phát hơn 1.150 tờ rơi; tổ chức 17 lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật, trang bị kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp cho hơn 1.000 thanh niên vùng ĐBDTTS. Hội LHPN các cấp đã tuyên truyền cho hơn 300 chi hội trưởng, 103 chủ tịch, Phó Chủ tịch cấp cơ sở. Hội CCB các cấp đã phối hợp xây dựng và phát sóng 6 bản tin, phóng sự, đăng 9 bài viết về gương CCB DTTS làm kinh tế giỏi. Hội Nông dân các cấp đã tổ chức 712 buổi tuyên truyền, với 39.873 người tham gia; đăng 3 bài, 6 tin ngắn trên cuốn Thông tin nông dân Kon Tum. Liên đoàn lao động các cấp đã tổ chức tuyên truyền cho 4.787 đoàn viên, người lao động là ĐBDTTS về Cuộc vận động

Cấp tỉnh đã xây dựng 2 mô hình điểm thực hiện Cuộc vận động tại xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) và xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei); tập huấn kỹ năng triển khai Cuộc vận động cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, ban quản lý các thôn (làng) về phương pháp, cách thức tuyên truyền, vận động ĐBDTTS xoá bỏ các hủ tục, tập tục lạc hậu, ăn ở hợp vệ sinh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; huy động trên 1,6 tỷ để hỗ trợ cho 31 hộ nghèo, cận nghèo là ĐBDTTS xây dựng, sửa chữa nhà ở và cung cấp giống heo để chăn nuôi. Ngoài ra, các đoàn thể chính trị - xã hội đã huy động được trên 1,3 tỷ đồng để hỗ trợ, giúp đỡ 437 hộ nghèo, cận nghèo là ĐBDTTS nuôi bò sinh sản, heo sọc dưa, heo đen, trồng rừng, chuối tiêu hồng, sâm dây, vườn rau sạch, tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với đề án mỗi xã một sản phẩm...

Cấp huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn đã phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức khảo sát, lựa chọn, huy động trên 18 tỷ đồng hỗ trợ, giúp đỡ 1.357 hộ nghèo, 897 hộ cận nghèo là ĐBDTTS phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Các đoàn thể chính trị-xã hội triển khai Cuộc vận động trong chương trình công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị và lồng ghép thực hiện trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do đoàn, hội phát động, như: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh lồng ghép với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam”; Hội Nông dân tỉnh phát động và triển khai phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững”, gắn việc xây dựng mô hình thực hiện Cuộc vận động với mô hình phát triển kinh tế hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh đẩy mạnh thực hiện phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc và đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, hướng dẫn thanh niên ĐBDTTS đi đầu trong tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập cho thanh niên; Liên đoàn Lao động tỉnh gắn việc triển khai thực hiện Cuộc vận động với phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo” và Chương trình hỗ trợ “Mái ấm công đoàn”; Hội Cựu Chiến binh tỉnh gắn Cuộc vận động với Phong trào “Cựu Chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, phong trào “2 xóa – 3 giúp – 3 mô hình”;...

Từ hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đã thay đổi nhận thức, hành động của ĐBDTTS. Đến nay, đa số ĐBDTTS hộ nghèo, cận nghèo đã thay đổi tư duy, nhận thức về sự trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, đã tự lực vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình; nhiều thôn (làng) đã triển khai thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bỏ dần những hủ tục, tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe và môi trường; nhiều hộ gia đình đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc nuôi, dạy con cháu, tự nguyện đưa con, em trong độ tuổi đến trường, tham gia các lớp học bổ túc văn hóa, xóa mù chữ, thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, thay đổi dần cách thức lao động sản xuất, mạnh dạn đổi mới cách làm ăn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và năng lực tổ chức sản xuất của gia đình, biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn đầu tư cho tái sản xuất...

Sau 1 năm thực hiện Cuộc vận động, có 102/102 xã, phường, thị trấn ban hành kế hoạch và phối hợp tổ chức thực hiện Cuộc vận động; gần 25 ngàn hộ ĐBDTTS nghèo, cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh được tuyên truyền, phổ biến về nội dung Cuộc vận động; 10/10 huyện, thành phố thực hiện lồng ghép Cuộc vận động với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Có trên 8,6 ngàn hộ ĐBDTTS nghèo và cận nghèo biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương để nuôi, trồng, biết chi tiêu hợp lý để tích luỹ vốn tái đầu tư sản xuất; Có gần 4 ngàn hộ ĐBDTTS nghèo và cận nghèo có mức thu nhập cao hơn mức thu nhập trung bình của người dân tộc thiểu số trong tỉnh, có mô hình sản xuất ổn định, có nhà ở kiên cố và đầy đủ phương tiện, trang thiết bị sinh hoạt gia đình; Có gần 700 hộ ĐBDTTS nghèo và cận nghèo tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh;…

Qua 1 năm thực hiện Cuộc vận động, cả hệ thống chính trị đã quan tâm, tích cực vào cuộc, các tầng lớp nhân dân, nhất là ĐBDTTS đồng tình, hưởng ứng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp đã đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, từng bước đưa Cuộc vận động đi vào cuộc sống của ĐBDTTS, gắn kết với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, đặc biệt là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Việc triển khai hiệu quả xây dựng mô hình điểm thực hiện Cuộc vận động đã tạo ra sức lan tỏa đối với các hộ nghèo, cận nghèo là ĐBDTTS. Đa số hộ nghèo là ĐBDTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thay đổi cách thức lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Lê Văn Châu

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất