Thứ Bảy, 11/5/2024
Xã hội
Thứ Hai, 12/10/2020 15:44'(GMT+7)

Phân luồng học sinh học giáo dục nghề nghiệp: Tiếp cận từ luật giáo dục năm 2019

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục các cơ sở giáo dục tổ chức hoạt động phân luồng nhằm tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.

Ở một số nước trên thế giới, điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, việc đào tạo song hành học nghề và văn hóa sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 và có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng, rút ngắn thời gian đào tạo. Mô hình này đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Thực hiện Luật Giáo dục năm 2019, học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Đối với học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông. Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được sử dụng để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 đã tạo ra hướng mở cho giáo dục nghề nghiệp, ngày càng có nhiều học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở quan tâm theo học nghề và học văn hóa chính quy tại các trường cao đẳng (vừa học kiến thức văn hóa, vừa học nghề). Cụ thể, cùng với học nghề, học sinh sẽ được học 7 môn văn hóa trình độ phổ thông. Sau từ 3,5 đến 4 năm học, các em sẽ có trong tay một nghề và lượng kiến thức đủ tiêu chuẩn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, sẽ học sinh chủ động chọn các hình thức học tập phù hợp với năng lực bản thân và điều kiện kinh tế của gia đình.

Theo quy này, việc triển khai thực hiện chủ trương phân luồng sau trung học cơ sở, tăng dần tỷ lệ học sinh vào học giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang là xu hướng đổi mới giáo dục nghề nghiệp hiện nay, tạo nhiều khả năng và nhiều con đường để người học nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

Tuy nhiên, điểm mấu chốt quyết định thành công mô hình 9+ là sự định hướng của phụ huynh. Phần lớn các bậc phụ huynh vẫn đặt nặng tâm lý là con em mình phải học xong phổ thông, phải vào được đại học... mà chưa tính đến nhu cầu thực tế sử dụng lao động của xã hội hiện nay. Vì vậy, cần có cơ chế khuyến khích người học phân luồng sang GDNN, đáp ứng nhu cầu của xã hội./.

Đức Duy

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất