Thứ Bảy, 18/5/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Năm, 13/7/2017 16:55'(GMT+7)

Vĩnh Long:10 năm thực hiện Chỉ thị số 17 về công tác tuyên truyền miệng

Đồng chí Lê Quang Trung, UVBTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể

Đồng chí Lê Quang Trung, UVBTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể

Theo đó, trong 10 năm (2007-2017), toàn tỉnh đã tổ chức triển khai Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 18-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trong cán bộ chủ chốt các cấp và các cấp bộ đảng được trên 4.700 cuộc, có gần 200 ngàn lượt đồng chí dự; trên 700 kỳ hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh, huyện (tương đương); 2.500 cuộc thời sự lồng ghép trong hội nghị BCH cấp xã, phường, thị trấn (tương đương) được tổ chức, để cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền cho gần 100 ngàn lượt đại biểu và 156 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên được tổ chức cho trên 11 ngàn lượt báo cáo viên các cấp dự học. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động trong nội bộ đảng; nhất là cấp uỷ đảng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đã nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo sự đồng thuận và nhất trí cao trong toàn xã hội, củng cố niềm tin, cổ vũ đẩy mạnh các phong trào thi đua trong chi, đảng bộ, cơ quan, đơn vị, là nhân tố quan trọng, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương.

Từ đó, công tác tuyên truyền miệng tiếp tục được thực hiện theo hệ thống “chuỗi rễ” từ tỉnh đến cơ sở, trên 700 ngàn cuộc tuyên truyền miệng được tổ chức với nội dung, chủ đề phong phú, như: chỉ thị, nghị quyết, tình hình kinh tế - xã hội, xây dựng xã nông thôn mới, thời sự trong nước và quốc tế, biển, đảo, biên giới quốc gia... cho gần 24 triệu lượt người nghe. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, lực lượng báo cáo viên của tỉnh hiện có 1.151 đồng chí; trong đó, có 04 báo cáo viên cấp Trung ương, 50 báo cáo viên cấp tỉnh, 287 báo cáo viên cấp huyện, thị, thành phố (tương đương), 810 báo cáo viên cấp xã, phường, thị trấn (tương đương) và trên 1.800 tuyên truyền viên vẫn đang tiếp tục được củng cố, kiện toàn và bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị phù hợp.

 
 Phó Bí thư Thường trực Trương Văn Sáu phát biểu chỉ đạo Hội nghị

 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long Trương Văn Sáu khẳng định ưu thế nổi trội, riêng có của tuyên truyền miệng so với các phương thức thông tin, tuyên truyền khác, từ đó, đồng chí yêu cầu cấp ủy các cấp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, coi đây là một tiêu chí đánh giá kết quả công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị. Không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền, xác định đây là khâu đột phá trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tuyên truyền miệng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần hết sức lưu ý trong khâu xây dựng, lựa chọn báo cáo viên; ngoài việc đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất theo quy định, báo cáo viên còn phải là người có uy tín, được cán bộ, đảng viên và quần chúng tín nhiệm. Quan tâm tổ chức hội thi báo cáo viên giỏi từ cấp cơ sở theo định kỳ 02 năm một lần với chủ đề phù hợp với từng giai đoạn và nhiệm vụ chính trị hiện tại. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bức xúc ở cơ sở nhằm tham mưu cấp uỷ có hướng chỉ đạo giải quyết...

Tại hội nghị, UBND tỉnh cũng đã tặng Bằng khen cho 05 tập thể và 10 cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X).


Quang Chiến

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất