Tuy nhiên, tổng số tài sản mà họ nắm giữ chiếm gần một nửa giá trị tài
sản tư nhân toàn cầu và tỷ lệ này vẫn đang có xu hướng gia tăng.
Theo Boston Consulting Group, trên thế giới hiện có khoảng 18,5 triệu hộ
gia đình đang sở hữu lượng tài sản đạt giá trị ít nhất 1 triệu USD, đưa
tổng số tài sản mà họ nắm giữ lên tới 78.800 tỷ USD, gần tương đương
với tổng sản lượng kinh tế hàng năm của toàn cầu.
Con số này chiếm 47% tổng giá trị tài sản tư nhân trên thế giới, tính
dựa vào số tiền mặt nắm giữ, tài khoản ngân hàng, giá trị cổ phiếu nhưng
không tính bất động sản.
Số người giàu này, chỉ chiếm khoảng 1% dân số thế giới, vẫn đều đặn mở
rộng khối tài sản của họ từ năm 2013 tới nay và xu hướng này chưa có dấu
hiệu dừng lại. Điều đó khiến các chuyên gia kinh tế thêm lo ngại về sự
phân hóa giàu nghèo đang ngày một gia tăng trên toàn cầu.
Mỹ hiện vẫn là quốc gia dẫn đầu về số triệu phú USD, với khoảng 8 triệu
người, tiếp sau là Trung Quốc với 2 triệu người và Nhật Bản xếp thứ ba
với khoảng 1 triệu người.
Tuy nhiên, xét về giá trị tài sản tính theo đầu người, nơi sở hữu nhiều
người giàu có nhất lại là các thiên đường thuế như Liechtenstein và Thụy
Sĩ.
Trong khi đó, khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại là nơi mà giá trị tài
sản tư nhân tăng mạnh nhất, nhờ sự bùng nổ của các nền kinh tế Đông Á.
Trong 5 năm qua, số tài sản của khu vực này tăng bình quân 12,3% và mức
tăng trưởng này được dự báo sẽ đạt trên 10%/năm từ nay tới năm 2020.
Không tính Nhật Bản, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm hơn 40% mức
tăng trưởng giá trị tài sản toàn cầu trong 5 năm tới, chủ yếu nhờ Trung
Quốc và Ấn Độ./.
Theo TTXVN