Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986-2021), Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình với một nền kinh tế thị trường năng động.
Từ những trăn trở của các nhà lãnh đạo như Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt cho tới Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ xác định bốn quan điểm chỉ đạo mở ra một chặng đường mới cho ĐBSCL là một chặng đường dài. Nghị quyết 120 như một tổng thể các giải pháp giúp ĐBSCL phát triển bền vững.
Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) đã tạo đột phá lớn, định hình chiến lược phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng tổng thể.
(TG) - Theo Tổng cục Thống kê cho biết, mục đích của cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2021 nhằm đánh giá sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các cơ sở kinh tế. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu sự phân bổ của các cơ sở và lao động theo địa phương, theo ngành kinh tế và theo hình thức sở hữu nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, Nhà nước, các bộ, địa phương.
(TG) - Kể từ khi chính thức thành lập ngày 1/3/1996, Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) đã trở thành cơ chế hợp tác liên khu vực có quy mô lớn nhất thế giới, với sự tham gia của 53 thành viên từ hai châu lục Á-Âu. ASEM đã khẳng định vai trò quan trọng đối với hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển thịnh vượng tại hai châu lục, đóng góp thiết thực định hình những xu thế lớn và cục diện thế giới trong thế kỷ XXI.
(TG)-Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thập niên qua đã tăng gấp 10 lần, nhưng hiệu ứng lan tỏa và giá trị gia tăng mang lại còn nhiều hạn chế. Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhận định, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài công nghệ trung bình, gia công, lắp ráp, không gắn kết, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển. Để tăng cường thu hút và cải thiện chất lượng dòng vốn đầu tư này, cần có tư duy và cách làm mới.
Năm nay, Vinatex đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD, là mức kế hoạch cao tương đương với năm 2019, nhanh hơn thị trường chung từ 9 tháng đến 2 năm.
(TG) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Khai thác Quyền sở hữu trí tuệ (IPTA) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Hội nghị quốc tế về xây dựng hình ảnh doanh nghiệp gắn với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”.
(TG) - Năm 2020 là năm tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp. Dưới tác động của đại dịch COVID-19, các hoạt động sản xuất - kinh doanh và hoạt động thương mại, du lịch quốc tế suy giảm nghiêm trọng. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng các phương án điều hành thu, chi và cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) phù hợp với các kịch bản tăng trưởng kinh tế, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với dịch bệnh cùng nhiều kết quả ấn tượng khác.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần bảo đảm vững chắc an ninh cung ứng điện; cung cấp đầy đủ điện năng ổn định cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.
(TG)- Chương trình hành động số 68-CTr/TU ngày 5/10/2017 của Tỉnh uỷ Tây Ninh xác định rõ: 1) Phấn đấu đến năm 2020, ngành du lịch Tây Ninh trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; 2) Đến năm 2030, du lịch Tây Ninh thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 7% GRDP, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành, lĩnh vực khác; 3) Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao.