Thứ Bảy, 23/11/2024
Kinh tế
Thứ Hai, 28/1/2019 9:53'(GMT+7)

Áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP từ tháng 3/2019

Quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP bao gồm quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; quy tắc xuất xứ hàng tân trang, tái chế tạo.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP bao gồm quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; quy tắc xuất xứ hàng tân trang, tái chế tạo.

Với tinh thần khẩn trương xây dựng văn bản nội luật hóa nhằm thực hiện các cam kết tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/1/2019 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), so với các FTA Việt Nam đã ký kết và tham gia, quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP bao gồm quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; quy tắc xuất xứ hàng tân trang, tái chế tạo.

Trong đó, ngoài công thức tính hàm lượng giá trị khu vực FTA (RVC) gián tiếp và trực tiếp, có thêm công thức tính RVC theo trị giá tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng với ô tô và phụ tùng ô tô).Riêng quy tắc xuất xứ đối với danh mục sản phẩm cụ thể (PSR) được quy định chi tiết theo công đoạn sản xuất cụ thể. Do đặc thù cấu trúc danh mục PSR thuộc CPTPP, Thông tư gồm 3 danh mục PSR: Danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may; danh mục PSR đối với xe và các bộ phận; phụ kiện và danh mục PSR đối với các mặt hàng còn lại.

Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis) trong CPTPP quy định tỷ lệ “linh hoạt” cho phép nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng quy tắc “Chuyển đổi mã số hàng hóa” ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa.

Riêng đối với hàng dệt may, tỷ lệ “linh hoạt” này ở mức tối đa 10% trọng lượng của hàng hóa hoặc 10% trọng lượng của loại sợi hoặc vải quyết định phân loại mã số hàng hóa.Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O do CPTPP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định CPTPP.

Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Thời gian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện từ 5 -10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Cơ chế nhà nhập khẩu Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.

Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa của Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 và các quy định khác có liên quan. Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/1/2019 của Bộ Công Thương có hiệu lực kể từ ngày 8/3/2019.

Đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu./.

Theo vov.vn

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất