Thứ Tư, 2/10/2024
Môi trường
Thứ Tư, 10/9/2008 6:40'(GMT+7)

Bão tố sẽ ngày càng mạnh

Bão Hanna gây ngập lụt nghiêm trọng tại Haiti

Bão Hanna gây ngập lụt nghiêm trọng tại Haiti

Trong vòng chưa đầy một tháng qua, khu vực Bắc và Trung Mỹ dọc bờ Đại Tây Dương đang oằn mình trước sự tàn phá của ba cơn bão mạnh liên tiếp Gustav, Hanna, và hiện là Ike. Còn tại Thái Bình Dương, mới tháng năm vừa qua, cơn bão khủng khiếp Nargis đã làm thiệt mạng hơn 100.000 người ở Myanmar.

Nguyên nhân nước ấm

Những cơn bão dữ dội hình thành chỉ trong một thời gian ngắn đã dẫn đến câu hỏi: liệu có phải bão tố trên toàn cầu đang trở nên ngày càng mạnh hơn? Nếu đúng thì do nguyên nhân nào? Câu trả lời là đúng và chính hiện tượng trái đất ấm dần lên là thủ phạm chính, theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ĐH bang Florida, vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature.

Nhóm nghiên cứu, do nhà khí tượng học James Elsner dẫn đầu, đã tìm hiểu dữ liệu vệ tinh về bão nhiệt đới kể từ năm 1981 đến nay và phát hiện tốc độ gió tối đa trong những trận bão mạnh nhất đã tăng đáng kể trong vòng 26 năm qua từ khi nhiệt độ nước biển tại khu vực bắc Đại Tây Dương và nam Ấn Độ Dương gia tăng do hiện tượng trái đất ấm dần lên. “Chúng tôi thấy một dấu hiệu, nó cho biết tác động lớn nhất của hiện tượng nhiệt độ nước biển gia tăng có ảnh hưởng đến những cơn bão mạnh nhất” - ông Elsner khẳng định.

Theo tạp chí Time, rất khó để xác định liệu có phải số lượng các cơn bão nhiệt đới gia tăng theo từng năm hay không. Cho đến nay, giới khoa học ước có khoảng 90 cơn bão nhiệt đới trên toàn cầu mỗi năm, con số này vẫn đang ổn định trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Florida khẳng định điều đáng ngại không phải số lượng các cơn bão, mà là việc các cơn bão lớn có sức gió gần 200km/giờ đang ngày càng gia tăng. Dữ liệu vệ tinh cho thấy tốc độ gió tối đa của 90% cơn bão mạnh nhất trên toàn cầu năm 1981 vào khoảng 225km/giờ. Tuy nhiên, đến năm 2006 tốc độ gió này đã tăng lên đến 251km/giờ.

Sẽ nhiều bão mạnh

Đại dương hoạt động giống như một “động cơ nhiệt” tiếp sức cho các cơn bão nhiệt đới. Khi mặt nước biển càng ấm thì các cơn bão đang hình thành càng thu được nhiều không khí ấm và gia tăng cường độ. “Các cơn bão được tiếp sức mạnh từ việc chuyển hóa năng lượng từ đại dương đến bầu khí quyển”, chuyên gia Kerry Emanuel, thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts, cho biết. “Khi nước ấm, khả năng nước bốc hơi gia tăng, và tỉ lệ bốc hơi cao sẽ sản sinh ra một cơn bão mạnh hơn”. Kể từ cuối thập niên 1970 đến nay, hiện tượng Trái đất ấm dần lên đã làm nhiệt độ mực nước biển ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương tăng khoảng 0,50C.

Theo nghiên cứu, cứ mỗi 10C nhiệt độ nước biển gia tăng kéo theo mức tăng 31% các cơn bão cấp độ 4 và 5, có nghĩa số lượng bão mạnh trung bình hằng năm tăng 13 lên 17 vụ. Theo các chuyên gia khí tượng đây là một con số cực kỳ đáng ngại. Bởi theo tính toán của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc (IPCC), kể từ nay đến năm 2100 nhiệt độ nước biển toàn cầu sẽ tăng thêm 2-40C. “Với các đại dương tiếp tục ấm dần lên, các cơn bão cấp độ 4 và 5 sẽ xuất hiện ngày càng nhiều” - nhà nghiên cứu Elsner khẳng định.
Tuoi Tre Online

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất