Thứ Bảy, 28/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Năm, 4/9/2008 17:12'(GMT+7)

Bí thư TW Đảng Tô Huy Rứa: Nâng cao vai trò người đứng đầu địa phương, đơn vị trong triển khai học tập, thực hiện NQ của Đảng

Đ/c Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, phát biểu kết luận Hội nghị

Đ/c Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, phát biểu kết luận Hội nghị

Đồng chí Tô Huy Rứa nhấn mạnh: Việc Bộ Chính trị quyết định đổi mới phương thức triển khai, nghiên cứu, học tập, quán triệt các nghị quyết Trung ương trước hết là nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của các đồng chí UVTW-Bí thư các cấp uỷ trong việc chỉ đạo, trực tiếp truyền đạt giới thiệu và tổ chức thực hiện các nghị quyết ở cấp mình, đơn vị mình. Cách làm này là điều kiện tốt để người truyền đạt nghị quyết liên hệ sát thực tiễn địa phương với từng nội dung nghị quyết. Đồng thời việc đổi mới phương thức quán triệt các nghị quyết Trung ương lần này của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nhằm đảm bảo tiếp tục nâng cao chất lượng việc nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng ở địa phương, cơ sở.

>>>Khai mạc Hội nghị Trưởng Ban TG các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương
>>>
Tìm hiểu Hội nghị Trung ương 7
>>>
Hướng dẫn việc quán triệt, tổ chức thực hiện các NQ HN TW 7 và Nghị quyết 23 – NQ/TW của Bộ Chính trị
>>>
Địa phương sẽ chủ động trong tổ chức triển khai nghiên cứu, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị TW 7



Với tinh thần đó, trong chương trình làm việc của Hội nghị, buổi chiều hôm qua và sáng nay, các đại biểu đã sôi nổi, tập trung trí tuệ  thảo luận một số vấn đề cụ thể: Làm thế nào để thực hiện có hiệu quả phương thức đổi mới nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng theo Thông báo Kết luận 169 của Bộ Chính trị?; phương hướng, giải pháp đổi mới việc xây dựng chương trình hành động, thể chế hoá, hiện thực hoá  các NQTW thành chương trình hành động cụ thể của các địa phương, đơn vị, tránh chồng chéo, hình thức, quan liêu và kém hiệu quả?; các loại tài liệu nghiên cứu, học tập các nghị quyết của Đảng với từng đối tượng đã phù hợp chưa? về nội dung, hình thức cần phải cải tiến, thay đổi như thế nào cho phù hợp với đối tượng phục vụ ở địa phương, cơ sở?; kế hoạch tổ chức và quy chế Hội thi khu vực và Hội thi chung khảo toàn quốc "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã phù hợp chưa, còn phải điều chỉnh gì?

Hầu hết các ý kiến thảo luận của đại biểu đều đồng tình, hoan nghênh và nhất trí với phương thức đổi mới trong nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp tích cực nhất nhằm triển khai có hiệu quả chương trình hành động, thể chế hoá nghị quyết với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị. Các đại biểu cũng đánh giá cao chất lượng và hình thức của các tài liệu nghiên cứu, học tập NQ dành cho các đối tượng ở cơ sở. Về cơ bản chương trình và kế hoạch tổ chức Hội thi "Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cấp khu vực tiến tới Chung khảo toàn quốc, theo các đại biểu là phù hợp cả về thời gian và quy mô, quy chế tổ chức.

Đồng chí Phan Xuân Biên, Uỷ viên Thường vụ, Trưởng BTG Thành uỷ TP.HCM cho rằng, trên tinh thần và nội dung cơ bản của các NQ để triển khai, quán triệt cho phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị, phải chú ý gắn liền với các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT-XH và với những nội dung của Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Về tài liệu học tập, đồng chí cho rằng chất lượng rất tốt, tuy nhiên tài liệu dành cho đối tượng ở cơ sở nên ngắn gọn hơn, đối với cấp uỷ tỉnh, thành phố nên có sự lý giải kỹ hơn về lý do và nguyên nhân của sự ra đời NQ. Từ kinh nghiệm của TP.HCM, đồng chí cho rằng trước hết phải triển khai, nghiên cứu đại trà NQ cho tất cả các đối tượng ở cơ sở, sau đó đi vào chuyên sâu cho từng đối tượng cụ thể sẽ đem lại hiệu quả cao và thiết thực hơn...

Đại biểu Đặng Hoài Dũng, Uỷ viên Thường vụ, Trưởng BTG Tỉnh uỷ An Giang bày tỏ sự ủng hộ, tán đồng về cách tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai như thế này của Ban Bí thư, tuy nhiên cách làm lần này quá mới, lại lồng ghép tới 4 NQ, cho nên phải có sự chia sẻ và phân công trách nhiệm trong truyền đạt, triển khai ở cơ sở, đồng chí Bí thư cấp uỷ không thể "gánh" hết được... Vấn đề không phải là triển khai NQ hay hay dở mà là hiệu quả hành động-làm sao cho NQ thực sự đi vào cuộc sống, điều này phụ thuộc rất lớn vào việc cụ thể hoá chương trình hành động, chính sách của các cấp chính quyền, cho nên phải làm sao để NQ của Đảng được triển khai nhanh và kịp thời tới chính quyền và nhân dân... 

Đồng chí Phạm Xuân Tâm, Uỷ viên Thường vụ, Trưởng BTG tỉnh uỷ Hà Nam cho rằng phương thức triển khai NQ lần này rất khả quan, tuy nhiên nếu thời gian dành cho việc triển khai các chuyên đề tại Hội nghị này được nhiều và kỹ hơn, sẽ giúp các đại biểu có thêm "vốn", kết hợp với tài liệu học tập, nghiên cứu để tham mưu cho cấp uỷ làm tốt hơn, hiệu quả hơn trong quá trình triển khai tại địa phương. Đồng chí cũng đề xuất, Trung ương nên chỉ đạo, thống nhất việc triển khai, quán triệt các NQ lần này với tinh thần chung của Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Về tài liệu nghiên cứu, học tập, đồng chí cho rằng đối với tài liệu dành cho đội ngũ BCV và cán bộ chủ chốt, nội dung nên rộng và bao quát hơn và nên bổ sung thêm thông tin...

Đồng chí Lê Quang Dực, Uỷ viên thường vụ, Trưởng BTG tỉnh uỷ Thái Nguyên cũng đồng tình với ý kiến của đại biểu An Giang, rằng việc tổ chức học tập, quán triệt phải được chia sẻ và phân công trách nhiệm cho các đồng chí trong cấp uỷ và những đồng chí có năng lực, chứ không nhất thiết phải là đồng chí bí thư cấp uỷ. Trong triển khai, quán triệt, việc lồng ghép nội dung NQ của Trung ương với NQ của địa phương phải rất chú ý, nếu không NQ của Trung ương với tinh thần cơ bản, bao quát, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tế chung của cả nước sẽ trở thành NQ của tỉnh, của địa phương...

Đối với Hội thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cấp khu vực tiến tới chung khảo toàn quốc, bên cạnh việc đồng tình và hoan nghênh, một số ý kiến thảo luận của các đại biểu tập trung vào một số vấn đề như: đẩy nhanh hơn thời gian hoàn thành thi Chung khảo toàn quốc; chú ý khắc phục tâm lý "ăn thua" ở không chỉ thí sinh mà ngay cả những đơn vị, địa phương tham gia tại một số hội thi trước đây; không nên quá chú trọng vào giá trị giải thưởng mà nên có một cơ cấu tăng thêm các giải thưởng để động viên, khuyến khích những thí sinh tham gia; phải tạo đựợc sự cân bằng giữa phần "Hội" và "Thi", tránh tình trạng "lạm phát" phần "Hội", nhưng cũng không nên để nặng về "Thi", vì chính phần "Hội" sẽ tăng thêm tính minh hoạ cho nội dung chính; nên thống nhất nâng số lượng thí sinh ở mỗi khu vực tham gia cuộc thi Chung khảo toàn quốc; mỗi thí sinh tham gia Hội thi kể chuyện phải là một tuyên truyền viên về tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác...

Đ/c Phan Xuân Biên, Trưởng BTG
Thành uỷ TP.HCM

Đ/c Nguyễn Văn Xuất, Trưởng BTG
Tỉnh uỷ Phú Thọ


Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TW nhấn mạnh: Việc giao cho cấp uỷ đảng, địa phương, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức triển khai nghiên cứu, quán triệt NQ trên cơ sở hướng dẫn và cung cấp tài liệu của Ban Tuyên giáo TW là cách làm đổi mới, phù hợp và đúng của Bộ chính trị, Ban Bí thư. Các đồng chí  UVTW-Bí thư các cấp uỷ sẽ chủ động trong chỉ đạo, trực tiếp truyền đạt, giới thiệu NQ. Đây chính là đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ địa phương, đơn vị trong công tác nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện NQ. Đồng thời tạo điều kiện để lãnh đạo địa phương, đơn vị tích cực và chủ động vào cuộc, nghiên cứu kỹ NQ của Trung ương và đặc điểm tình địa phương, đơn vị mình, phát hiện những yêu cầu, đòi hỏi riêng, đặc thù và từ đó đặt ra những kế hoạch triển khai, thực hiện nghị quyết cụ thể, phù hợp nhất với thực tiễn ở địa phương, đơn vị mình.

Đồng chí Tô Huy Rứa cũng đề nghị các đại biểu suy nghĩ và thực hiện tốt các công việc để thực hiện tốt chủ trương của Bộ Chính trị về đổi mới phương thức nghiên cứu, quán triệt, xây dựng chương trình hành động thực hiện NQTW :

Thứ nhất, nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục tiêu, nhiệm vụ của việc đổi mới nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận 169 của Bộ Chính trị, trong đó nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo TW và BTG các tỉnh uỷ, thành uỷ là rất quan trọng, nặng nề, chứ không phải là nhẹ nhàng hơn; việc Bộ Chính trị yêu cầu phát huy vai trò của các đồng chí UVTW-bí thư cấp uỷ trong tổ chức nghiên cứu và giới thiệu NQ là một việc khẳng định nguyên tắc của Đảng; nghiên cứu, quán triệt NQTW là sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn Đảng, toàn xã hội, góp phần nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, củng cố và tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; việc giới thiệu nội dung NQ chỉ có ý nghĩa thiết thực khi nó gắn với tình hình, nhiệm vụ cụ thể của địa phương.

Thứ hai, tích cực, chủ động, bám sát thực tiễn khi tổ chức nghiên cứu, quán triệt triển khai thực hiện NQTW ở ngành, địa phương.
Trong đó quan tâm làm tốt một số công việc như thông báo nhanh kết quả hội nghị TW trên các phương tiện truyền thông và hệ thống BCV, tuyên truyền viên; các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương chủ động tổ chức hội nghị nghiên cứu, triển khai thực hiện NQ ở các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương. BCV giới thiệu NQ tại Hội nghị trên là các đồng chí trong thường vụ cấp uỷ của ngành, địa phương, trước hết là đồng chí Bí thư cấp uỷ; chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát theo tinh thần đổi mới việc nghiên cứu học tập NQ, xây dựng và triển khai chương trình hành động ở cấp huyện và tổ chức cơ sở đảng; quan tâm tổ chức quán triệt NQ ở chi bộ, cơ quan, đơn vị cơ sở; đổi mới phương thức, quy trình xây dựng và thông qua chương trình hành động./.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

AT
 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất