Thứ Hai, 25/11/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Bảy, 1/7/2017 21:5'(GMT+7)

Bình Thuận: định hướng công tác báo chí tháng 7/2017

Chiều ngày 30/6/2017, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 6/2017. Dự họp có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; các cơ quan báo chí của tỉnh và báo chí trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh.

Trong tháng 6/2017, các cơ quan báo chí địa phương và thường trú tiếp tục tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương như: Tuyên truyền Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”,Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;tuyên truyền các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá; Tháng An toàn vệ sinh thực phẩm; Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới, và Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam năm 2017; Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2017; Ngày thế giới tôn vinh những người hiến máu tình nguyện 14/6. Đưa tin các hoạt động của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017...

Báo Bình Thuận đã phát hành 20 số (số cuối tuần là 04 số, số thường kỳ 16 số), bình quân khoảng 5.960 tờ/báo thường kỳ và khoảng 5.840 tờ/báo cuối tuần. Báo điện tử với tổng lượt truy cập: 2.106.058  lượt, trung bình: 67,937 lượt/ngày, tăng trung bình 5,178 lượt/ngày so tháng 5. Trang tiếng Anh: Tổng lượt truy cập: 298,384 lượt, trung bình: 9,625 lượt/ngày, tăng trung bình 7,926 lượt/ngày so tháng 5. Trang Du lịch: Tổng lượt truy cập: 94,417 lượt, trung bình: 3,046 lượt/ngày, tăng trung bình 202 lượt/ngày so tháng 5.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Thuận đã tập trung công tác tuyên truyền tập trung chủ yếu sự kiện trọng đại của đất nước và của tỉnh, đặc biệt là hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác cải cách hành chính; phòng chống dịch bệnh, phòng chống cháy nổ...

Thông tin về những vấn đề, sự việc liên quan đến tỉnh Bình Thuận được đăng tải tại 63 báo điện tử; 05 Tạp chí và 21 trang thông tin điện tử tổng hợp, trong đó có các trang của Đài tiếng nói Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh, Bản tin Kinh tế & Xã hội của Ban Biên tập Kinh tế & Xã hội - Thông Tấn Xã Việt Nam, kênh truyền hình ANTV, Ban Nội chính Trung ương với tổng số 441 tin - bài (giảm 157 tin - bài so với tháng 5). Riêng thông tin đăng tải trên báo online, tạp chí điện tử và các trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí là 367 tin - bài; trong đó, thông tin về Bình Thuận do Thông Tấn Xã Việt Nam phản ánh được đăng tải tại 04 báo và 01 trang Thông tin điện tử.

Nhìn chung, công tác thông tin, tuyên truyền của báo chí trong tháng 6 năm 2017 đã góp phần quan trọng đối với quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận trong năm 2017

Định hướng công tác tuyên truyền trong tháng 7 năm 2017, đồng chí Huỳnh Thái Dương, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan báo chí cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền việc tổ chức học tập, phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai Chương trình hành động, Kế hoạch thực hiện của các cấp, các ngành, địa phương đối với các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII): Nghị quyết số 10-NQ/TW “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; Nghị quyết số 11-NQ/TW “về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; Nghị quyết số 12-NQ/TW “về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” gắn với tuyên truyền về kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội (khóa XIV) và các hoạt động tiếp xúc cử tri ở các địa phương của Đoàn đại biểu Quốc hội - đơn vị tỉnh Bình Thuận.

Tuyên truyền kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2017; các chính sách của tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm hàng hóa, công tác quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu, kích cầu du lịch của tỉnh và các địa phương; tuyên truyền cổ vũ, động viên các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm 2017. 

Tô Thành Long
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận

Phản hồi

Các tin khác

Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống ở Quảng Ninh

Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống ở Quảng Ninh Chu Thị Tươi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) “về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”; Công văn số 367-CV/TU ngày 26/3/2008 của Tỉnh ủy “về đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống” các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tổ chức quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị và nghiêm túc triển khai nhiệm vụ nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống của địa phương, đơn vị. Xác định việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Hằng năm, quan tâm, đầu tư kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như bố trí cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục giảng dạy lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống địa phương; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các ngành cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm phụ trách công tác lịch sử Đảng các cấp. Chính vì thế, công tác nghiên cứu, biên soạn và phát hành lịch sử trong toàn tỉnh giai đoạn 2002-2017 đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Qua đó, nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết phải biên tập lịch sử đảng bộ và lịch sử truyền thống; đồng thời giúp nắm rõ và hiểu hơn về lịch sử Đảng bộ tỉnh, địa phương và truyền thống ngành, đơn vị; khơi dậy lòng tự hào với những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh, đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố và lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh có bước phát triển rõ rệt. Số lượng các ấn phẩm được xuất bản nhiều, chất lượng ngày càng được nâng cao. Các ấn phẩm đã tái hiện một cách đầy đủ, toàn diện, chân thực, sinh động lịch sử chung của toàn Đảng và lịch sử dân tộc, góp phần quan trọng trong việc tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh nói riêng và của toàn Đảng nói chung trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả cụ thể: Đối với cấp tỉnh: từ năm 2002 đến nay, Đảng bộ tỉnh đã nghiên cứu, biên soạn, xuất bản và tái bản được 08 công trình, tiêu biểu như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh tập 3, tập 4; cuốn Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1965-2005); cuốn Bác Hồ với Nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh...Đặc biệt đang tiến hành nghiên cứu, biên soạn cuốn Quảng Ninh 30 năm đổi mới cùng đất nước, dự kiến xuất bản quý IV/2017. Cuốn sách tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận - thực tiễn cốt yếu của 30 năm đổi mới (1986-2016); tập trung đánh giá đầy đủ, chính xác, khoa học quá trình đổi mới toàn diện của Quảng Ninh trong 30 năm; phản ánh những kết quả đã đạt được, cũng như những thời cơ, thách thức, hạn chế... từ đó rút ra những bài học thiết thực, tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới ở Quảng Ninh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, từ năm 2002 đến nay đã có 24 đơn vị với 38 ấn phẩm về lịch sử truyền thống, công trình lịch sử được xuất bản. Một số đơn vị tiêu biểu trong công tác biên soạn, xuất bản lịch sử như: Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn, Sở Công thương, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ninh, Hội Phụ nữ tỉnh... Đối với cấp cơ sở: tính đến tháng 5/2017, 19/21 đảng bộ trực thuộc tỉnh đã hoàn thành việc biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống ngành, với 44 công trình lịch sử, gồm các cuốn lịch sử Đảng bộ, các đặc san, biên niên sự kiện, sách lịch sử chuyên đề.... 02 đảng bộ đang hoàn thành việc biên soạn lịch sử là huyện Hải Hà, Đảng bộ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. 140/186 xã, phường, thị trấn; 62 ban, ngành, đơn vị cấp huyện hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống. Nhiều đảng bộ có 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành việc biên soạn lịch sử đảng bộ cấp xã và làm tốt công tác lịch sử truyền thống như thành phố Uông Bí, Cẩm Phả, thị xã Đông Triều, huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà... Riêng đối với lực lượng vũ trang, đến nay 10/14 đơn vị hoàn thành lịch sử Đảng bộ quân sự cấp huyện; 14/14 đơn vị hoàn thành lịch sử lực lượng vũ trang cấp huyện. Nhìn chung các ấn phẩm lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của các địa phương, đơn vị đều đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, tính thống nhất chung với lịch sử Đảng bộ Tỉnh và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đồng thời, thể hiện rõ những nét đặc thù, độc đáo của từng địa phương, đơn vị. Trong đó, đảm bảo tính chuẩn xác các sự kiện lịch sử, quá trình lãnh đạo của các đảng bộ qua các thời kỳ trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao... Nêu được đầy đủ vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của địa phương; quá trình hình thành và phát triển với những nét văn hóa riêng có, tiêu biểu; những nét đẹp trở thành truyền thống của con người Quảng Ninh, tinh thần của công nhân vùng Mỏ. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và phát triển của Tỉnh trong thời gian tới. Việc nghiên cứu, biên tập cuốn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống đều được chuẩn bị, xây dựng công phu, nghiêm túc, cẩn thận; đồng thời có sự quan tâm, giúp đỡ, cộng tác tích cực của các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng qua các thời kỳ, qua đó tái hiện một cách chân thực, đầy đủ lịch sử đảng, lịch sử truyền thống của địa phương, đơn vị. Các ấn phẩm lịch sử sau khi phát hành đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm, đón đọc, góp phần tích cực trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước; khích lệ lòng tự hào, tinh thần thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khó khăn, bất cập trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, xuất bản các công trình lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng, như: một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm dành thời gian, kinh phí thỏa đáng cho công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống của đơn vị, địa phương. Chưa tích cực kiểm tra, đôn đốc để công tác nghiên cứu, biên soạn thực hiện đúng kế hoạch. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của các địa phương, đơn vị thường xuyên có sự luân chuyển; nhân chứng lịch sử đa số là tuổi cao, sức yếu; công tác lưu trữ chưa được quan tâm đúng mức, tư liệu lịch sử bị thất lạc nhiều... đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống. Chất lượng biên soạn, biên tập lịch sử ở một số địa phương, đơn vị chưa cao, còn sơ sài, nặng về miêu tả, diễn biến sự kiện, chưa chú trọng đúng mức đến tính khái quát, tổng kết thực tiễn. Một số phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống: Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị 15-CT/TW và các văn bản chỉ của Tỉnh và địa phương, đơn vị về đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về lịch sử của đất nước và của Đảng bộ tỉnh, lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương, đơn vị Hai là, thường xuyên quan tâm làm tốt công tác lưu trữ, bảo quản, khai thác các nguồn tư liệu để bổ sung phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn tái bản lần sau. Nâng cao chất lượng biên soạn các ấn phẩm theo hướng chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn qua các thời kỳ cách mạng, có sự phân tích lịch sử, phản ánh khách quan, khoa học những thành tựu, đóng góp của đảng bộ và nhân dân địa phương với phong trào cách mạng chung của tỉnh và đất nước. Ba là, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Quan tâm bố trí, đào tạo, bồi dưỡng và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, nhất là cán bộ chuyên trách, có chuyên môn được đào tạo theo hướng ổn định. Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống của địa phương, đơn vị tới đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Hình thức tuyên truyền cần phong phú, sinh động, rộng khắp và phù hợp với từng đối tượng; coi trọng đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử tại các cơ sở giáo dục, nhà trường; tăng cường tuyên truyền, giáo dục trực quan, bằng phim tài liệu, tham quan thực tế... tạo lôi cuốn, hấp dẫn đối với học viên, học sinh, sinh viên./.

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất