Thứ Bảy, 28/9/2024
Kinh tế
Thứ Hai, 16/7/2012 20:59'(GMT+7)

Cà Mau: Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Việt Thắng tham quan HTX nuôi trồng thủy sản Thống Nhất ở ấp Lung Thuộc, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời - Cà Mau.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Việt Thắng tham quan HTX nuôi trồng thủy sản Thống Nhất ở ấp Lung Thuộc, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời - Cà Mau.

Giai đoạn 2012-2015, tỉnh đề ra mục tiêu thành lập mới 1.200 tổ hợp tác, 160 hợp tác xã, 2 liên hiệp hợp tác xã; thu nhập của xã viên đạt 28 triệu đồng/năm. Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể chiếm 6%-7% GDP của tỉnh, huy động từ 70%-80% hộ nông dân vào tổ chức kinh tế tập thể hoặc được hưởng lợi từ dịch vụ kinh tế tập thể.

Để đạt mục tiêu này, tỉnh Cà Mau tập trung chỉ đạo nâng cao năng lực, vai trò quản lý Nhà nước, kiện toàn tổ chức Liên minh Hợp tác xã đủ mạnh để thực hiện tốt vai trò là tổ chức đại diện và chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của các tổ hợp tác, hợp tác xã. Trước mắt là củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở kinh tế hiện có, khẩn trương rà soát, nắm chặt tình hình hoạt động của các hợp tác xã và giải thể kịp thời các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả.

Tỉnh Cà Mau chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng cải tiến thủ tục hành chính theo hướng nhanh, gọn, tiết kiệm và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển toàn diện; phát triển hình thức hợp tác đa dạng, hỗ trợ và tạo động lực cho kinh tế hộ phát triển; quan tâm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn, để khắc phục tình trạng manh mún về đất canh tác, làm cơ sở thành lập và phát triển ngày càng nhiều tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã với quy mô hợp lý, ứng dụng có hiệu quả tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất, đầu tư đồng bộ về thủy lợi, giống, vốn…; tạo nền móng chuyển sản xuất ngư-nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa quy mô ngày càng lớn, phát triển mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Tỉnh còn khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu ký hợp đồng đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân, hướng đến việc xây dựng mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Cà Mau hiện có hơn 3.400 tổ hợp tác với 97.000 tổ viên. Đa số các tổ hợp tác được hình thành gắn với phong trào thi đua lao động, sản xuất kinh doanh giỏi, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, xóa đói giảm nghèo, do các đoàn thể thành lập; các tổ viên phần lớn đều trực tiếp lao động trong tổ hợp tác và góp vốn, bình quân 35-50 triệu đồng/tổ hợp tác. Tuy nhiên, b ên cạnh những chuyển biến tích cực, vẫn còn tồn tại những yếu kém như: tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác chưa ổn định, thiếu tính bền vững, nhiều tổ hợp tác thành lập ra chỉ để tương trợ, giúp nhau trong một số công việc cụ thể, chia sẻ lợi ích và tự giải tán khi hợp đồng hợp tác thực hiện xong. Vì vậy, trong những năm qua số lượng tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Cà Mau giảm khoảng 40%, có 77% tổ hợp tác không xác lập được hợp đồng theo tinh thần Nghị định 151 của Chính phủ./.

(Kim Há/TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất