Tham dự cuộc họp tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh có Phó Thủ tướng
Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh
Khái; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Bí thư Thành ủy Thành phố
Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và Thành
phố Hồ Chí Minh.
Tại điểm cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Tại điểm cầu 7 tỉnh có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh,
lãnh đạo các sở, ban, ngành, Trưởng ban quận lý các khu công nghiệp,
khu chế xuất trên địa bàn.
Sau khi nghe lãnh đạo các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành báo cáo,
phát biểu về tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch COVID-19,
nhất là đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp để vừa phòng, chống dịch
COVID-19 hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận, nêu rõ Thành phố Hồ Chí Minh và 7
tỉnh nêu trên chiếm 20% dân số, 45% GDP, 40% thu ngân sách của cả nước,
là trung tâm giao dịch quốc tế lớn nhất.
Đến nay, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh và tác động tới các tỉnh xung quậnh.
Thủ tướng cho rằng, ngoài nguyên nhân khách quận là chủng virus mới
mạnh hơn, lây lan nhanh hơn và khó kiểm soát hơn, thì còn nguyên nhân
chủ quận khiến Việt Nam có đa nguồn lây, đa ổ dịch, đa chuỗi lây nhiễm.
Cụ thể là tâm lý lơ là, chủ quận, mất cảnh giác khi chưa có dịch và
khi dịch đã đi qua; có những sơ hở trong quận lý cách ly và sau cách ly,
nhập cảnh và cư trú trái phép, dẫn tới mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài
vào Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã bám sát
tình hình, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao, nỗ lực lớn,
hành động quyết liệt. Nhờ đó, chúng ta vẫn đang thực hiện được mục tiêu
kép dù chưa ngăn chặn triệt để được dịch bệnh, Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh đều đạt tăng trưởng GRDP
trên 5% trong 6 tháng đầu năm 2021, cao hơn cùng kỳ năm ngoái; thu ngân
sách 6 tháng đạt cao hơn so với dự toán được giao; đời sống nhân dân,
không có ai bị thiếu ăn, thiếu mặc; tình hình chính trị, trật tự an toàn
xã hội được kiểm soát tốt.
Từ đó, Thủ tướng nêu rõ, bài học kinh nghiệm thứ nhất được rút ra từ
đợt dịch hiện nay là phải nắm chắc tình hình thực tế để lãnh đạo, chỉ
đạo, đưa ra nhiệm vụ giải pháp khả thi, tổ chức thực hiện có hiệu quả;
không máy móc, không hành chính đơn thuần trong phong tỏa, giãn cách xã
hội và tổ chức sản xuất kinh doanh.
Bài học thứ hai là các cơ quận, đơn vị, địa phương phát huy tính tự
lực, tự cường, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền, đối tượng,
địa bàn quận lý, vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính
sách, quy định chung để thực hiện nhiệm vụ; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả,
nhuần nhuyễn giữa các lực lượng tuyến đầu dưới sự lãnh đạo của cấp ủy,
tổ chức Đảng.
Thứ ba là bài học về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và tinh thần
tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn. Công tác
tuyên truyền, vận động có vai trò rất quận trọng để người dân tích cực
tham gia phòng, chống dịch và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Bài học thứ tư là không để tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong” -
phong tỏa chặt bên ngoài nhưng để lây nhiễm trong khu vực cách ly, phong
tỏa. Nhiều địa phương của Thành phố Hồ Chí Minh như quận 2, quận 9, Cần
Giờ đã làm tốt…
Thủ tướng lưu ý bài học quý về khoanh vùng ổ dịch theo "3 lớp:" Kiểm
soát nghiêm ngặt lớp lõi bên trong có ca F0 với khả năng lây nhiễm lớn;
giãn cách, quận lý chặt chẽ ở lớp thứ 2; thực hiện phòng ngừa mức độ cao
ở lớp ngoài cùng.
Một bài học khác là kiểm soát chặt chẽ các cơ sở y tế, nhà thuốc, nơi
cách ly và sau cách ly; kiểm soát, xử lý nghiêm nhập cảnh và cư trú
trái phép theo đúng quy định.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo, để tiếp tục thực hiện
mục tiêu kép, Thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh phải tập trung ngăn chặn,
đẩy lùi, dập tắt đợt dịch này càng nhanh, càng sớm, hiệu quả càng tốt.
Các địa phương căn cứ tình hình thực tế để đặt mục tiêu cho phù hợp;
nhanh chóng ổn định tình hình, khắc phục hậu quả và đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh; bảo đảm ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội;
từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, không để
ai thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với tỉnh Bình Dương về phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)
Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, trước hết phải thống nhất nhận thức rằng việc thực hiện mục tiêu kép là rất khó khăn nhưng không thể không làm, không có lựa chọn nào tốt
hơn; chống được dịch để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sản xuất kinh
doanh được mới có nguồn lực để chống dịch tốt hơn.
Thủ tướng yêu cầu, các địa phương phải chủ động, linh hoạt áp dụng các giải pháp để thực hiện cho được mục tiêu kép.
Tùy tình hình trong từng thời điểm, từng nơi để dành ưu tiên, tập
trung cho nhiệm vụ phát triển kinh tế hoặc nhiệm vụ chống dịch, có những
nơi phải thực hiện đồng bộ, đồng thời các giải pháp cho cả hai nhiệm vụ
này.
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm này phải ưu tiên cho việc
chống dịch, nhất là những nơi dịch bùng phát, những nơi tâm dịch, nhưng
những nơi tình hình đã ổn định thì ưu tiên phát triển kinh tế, thúc đẩy
sản xuất kinh doanh.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, xác định lấy người dân là trung
tâm, là chủ thể, hệ thống chính trị ở cơ sở là nền tảng phòng, chống
dịch và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong tình hình hiện nay.
Do đó, các địa phương phải quận triệt, thực hiện nghiêm sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ
tịch Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia;
linh hoạt, sáng tạo, bám sát tình hình để đưa ra giải pháp phù hợp, khả
thi, hiệu quả.
Cả hệ thống chính trị cần nỗ lực lớn hơn, quyết tâm cao hơn, hiệu
quả hơn nữa với tinh thần mạnh mẽ, quyết liệt. Có những nhiệm vụ phải
thần tốc hơn như lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng cách ly.
Xây dựng các kịch bản về chống dịch, phát triển kinh tế - xã hội phù
hợp với tình hình, cùng các giải pháp phù hợp với từng kịch bản để các
cấp ủy lãnh đạo, các cấp chính quyền triển khai thực hiện, tránh bị
động, lúng túng.
Lấy phòng ngừa là thường xuyên, liên tục, cơ bản, chiến lược, lâu
dài, quyết định; khi có dịch thì phải tấn công chủ động, quyết liệt, đột
phá, hiệu quả.
Thủ tướng lưu ý, Thành phố Hồ Chí Minh phải phân tích kỹ hơn, xác
định rõ nguồn lây nhiễm trong khu cách ly, trong cộng đồng để đưa ra
giải pháp phù hợp.
Ngoài các ca bệnh trong khu cách ly, cần lưu ý còn một số ca mắc
không rõ nguồn lây, vì thế phải xét nghiệm diện rộng hơn để truy vết.
Xét nghiệm nhanh hơn, thần tốc hơn trong vùng có dịch, khu cách ly,
khu phong tỏa. Thực hiện xét nghiệm diện rộng, xét nghiệm xác suất tại
những nơi nghi ngờ, có nguy cơ cao.
Mạnh dạn nhưng thận trọng khi tiến hành thí điểm tự xét nghiệm vì
liên quận tới sức khỏe, tính mạng con người, phải tuân thủ quy định, quy
trình rất nghiêm ngặt.
Thực hiện các chỉ đạo về giãn cách, phong tỏa, cách ly một cách linh
hoạt, không theo địa giới hành chính mà theo tình hình dịch tễ.
Đoàn
công tác của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu
kiểm tra công tác phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân COVID-19 tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. (Ảnh: TTXVN)
Phối hợp liên vùng trong cung cấp thông tin, truy vết; khi chưa rõ
thông tin, căn cứ cụ thể thì có thể giãn cách diện rộng nhưng phải nhanh
chóng điều tra, truy vết để thu hẹp phạm vi phong tỏa, cách ly gọn nhất
có thể, kiểm soát chặt chẽ bên trong.
Hoan nghênh Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch triển khai rất nhanh
chiến dịch tiêm chủng và đã thực hiện cơ bản tốt, Thủ tướng lưu ý Thành
phố phải bảo đảm an toàn, hiệu quả, đồng thời cần rút kinh nghiệm ngay
một số bất cập.
Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để rút kinh nghiệm cho cả nước trong thời gian tới.
Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, tổ chức xe đưa đón công nhân
theo tuyến cố định, ăn ở tại chỗ theo tinh thần “vừa sản xuất, vừa chiến
đấu.” Kiểm soát chặt chẽ, kỹ lưỡng các chợ đầu mối theo quy định.
Các bộ, ngành, địa phương căn cứ tình hình thực tế và theo chức năng,
nhiệm vụ được giao để hỗ trợ, chi viện cao nhất có thể cho các địa
phương khác.
Về an sinh xã hội, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết để thực hiện chủ
trương của Bộ Chính trị về một số chính sách với người lao động và người
sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Ngoài quy định chung, các địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể, vận dụng sáng tạo để bảo đảm an sinh xã hội.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quận khẩn trương rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, nhất là các vướng mắc, khó khăn mới phát sinh khi có dịch.
Dịch bệnh bùng phát là cơ hội để tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô
hình tăng trưởng của mỗi địa phương. Đây cũng là cơ hội chuyển đổi số để
phòng chống dịch và đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ người dân tốt
hơn.
Một nhiệm vụ khác là đẩy mạnh tiến độ giải ngân đầu tư công, bảo đảm
chất lượng, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư trên tất cả các lĩnh vực,
từ đó tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, không để đầu tư công trì trệ
như một số tỉnh.
Tận dụng tối đa các FTA đã ký kết, Thủ tướng lấy ví dụ nhiều mặt hàng
nông sản vừa qua tiêu thụ rất tốt ngay trong bối cảnh dịch bệnh, như
vải thiều Bắc Giang.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an
toàn cho nhân dân, phòng chống hiệu quả các loại tội phạm mới xuất hiện;
đẩy mạnh truyền thông, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp
cái xấu, củng cố và tăng cường niềm tin, thúc đẩy, truyền cảm hứng, tạo
động lực cho nhân dân chủ động tham gia phòng chống dịch và sản xuất,
kinh doanh, khắc phục, vượt qua mọi khó khăn.
Thủ tướng nêu rõ, các kiến nghị tại cuộc họp đều xác đáng, có cơ sở
thực tiễn, Chính phủ và các bộ ngành sẽ khẩn trương giải quyết theo quy
định, nếu vượt quá thẩm quyền sẽ trình cơ quận liên quận xem xét, quyết
định.
Thủ tướng cũng lưu ý Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương tổ chức
tốt kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia an toàn, hiệu quả, đúng quy
định, giảm phiền hà cho thí sinh và người dân./.
TTXVN