Thứ Năm, 28/11/2024
Đời sống
Thứ Tư, 24/9/2014 14:26'(GMT+7)

"Chúng tôi luôn ngẩng cao đầu nơi xứ người về sự đoàn kết người Việt"

Ông Trần Hải Linh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc

Ông Trần Hải Linh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc

Ngày mai (25/9), Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII sẽ khai mạc tại Hà Nội. Đại hội không chỉ nhận được sự quan tâm của bà con trong nước mà còn được rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm. Trước thềm Đại hội, phóng viên VOV.VN phỏng vấn ông Trần Hải Linh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc về sự quan tâm của bà con người Việt Nam ở Hàn Quốc đối với công tác Mặt trận.

“Ai đã là người Việt Nam thì luôn tự hào về đất nước mình”

PV: Cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc trong thời gian qua có nhiu hoạt động hướng v Tổ quốc, nhất là trong vấn đ biển Đông vừa qua. Đây cũng thể hiện vai trò rất quan trọng trong việc kết nối, tập hợp bà con của Hội. Xin ông cho biết, trong thời gian tới Hội sẽ có những hoạt động, định hướng như thế nào để cùng với việc tập hợp, đoàn kết bà con thì khuyến khích bà con đầu tư, đóng góp chất xám xây dựng đất nước?

Ông Trần Hải Linh: Tôi nghĩ rằng bất cứ ai đã là người Việt Nam thì luôn tự hào về đất nước mình. Điều đáng để chúng tôi luôn ngẩng cao đầu nơi xứ người đó là Việt Nam - quê hương tôi luôn có truyền thống đoàn kết. Đối với chúng tôi, dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng luôn ý thức rằng mình là người Việt Nam.


Ông Trần Hải Linh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc 

Hội người Việt Nam ở Hàn Quốc dù mới thành lập được gần 4 năm nhưng chúng tôi luôn có khẩu hiệu: “Đoàn kết cộng đồng, sức mạnh bền vững”, và cộng đồng người Việt Nam ở nơi đây đã, đang và sẽ cố gắng để dần biễn khẩu hiệu thành hiện thực.

 

Hàng năm chúng tôi cũng tổ chức các hoạt động như Lễ hội văn hóa, các giải thi đấu thể thao, các cuộc gặp mặt nhân dịp lễ lớn của dân tộc hoặc dịp Tết cổ truyền… để cộng đồng được xích lại gần nhau.

Cộng đồng người Việt ở đây cũng luôn có các hoạt động hướng về Tổ quốc như “Ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam”, “ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “Hướng về biển đảo quê hương”, “Góp đá xây dựng Trường Sa”… Các hoạt động và chương trình như vậy đều làm cho cộng đồng thêm đoàn kết và gắn bó với nhau hơn nữa.

Với thành phần chính là người lao động, các phụ nữ di trú kết hôn và các lưu học sinh thì hàng năm bà con cũng đóng góp một phần không nhỏ trong tổng lượng kiều hối chuyển về trong nước, trước là cải thiện cho cuộc sống gia đình, sau cũng là đóng góp một phần nhỏ trong việc làm giàu cho đất nước.

PV: Được biết, tỷ lệ trí thức trong cộng đồng người Việt ở Hàn tương đối lớn. Theo ông làm thế nào để huy động được nguồn chất xám ở đội ngũ này để đóng góp xây dựng đất nước?

Ông Trần Hải Linh:  Hàn Quốc phát triển được như ngày nay cũng dựa vào sự phát triển về khoa học công nghệ, trong đó có công sức rất lớn và đóng góp chất xám của các kiều bào Hàn Quốc.

Chúng ta cũng có số lượng khá lớn người Việt Nam hiện tại đang công tác và làm việc tại Hàn Quốc với hơn 5.000 người trong số khoảng 123.000 người Việt Nam đang sinh sống ở Hàn. Đội ngũ này làm việc ở Hàn dưới hình thức chuyên gia hoặc là các nhà nghiên cứu, đối tượng này có sự am hiểu nhất định về khoa học ở các nước phát triển cũng như tiềm năng ứng dụng đối với Việt Nam.

Việc huy động đóng góp chất xám từ các chuyên gia, trí thức, kiều bào ở nước ngoài để xây dựng đất nước là điều hết sức cần thiết. Thời gian qua, Hội cùng đại diện Văn phòng Khoa học và Công nghệ của Đại sứ quán bước đầu cũng đã thành lập Ban liên lạc các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Hàn Quốc.

Đối với chúng tôi, những người làm khoa học ở nước ngoài, vẫn luôn ý thức dù ở đâu, chúng tôi cũng luôn hướng về đất nước. Chúng tôi được tiếp thu nền khoa học của thế giới, chúng tôi luôn mong muốn được vận dụng, đóng góp ở Việt Nam. Chỉ cần chúng tôi biết trong nước cần gì ở chúng tôi thì chúng tôi luôn sẵn sàng. Và như vậy, sự đóng góp của các trí thức Việt ở nước ngoài sẽ có hiệu quả thiết thực.

Công tác vận động cần xứng tầm với vai trò của Mặt trận

PV: Thưa ông, MTTQ Việt Nam được coi là mái nhà chung tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội MTTQ Việt Nam sắp diễn ra tại Hà Nội. Đây là đợt sinh hoạt chính trị của toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân Việt Nam, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ông đánh giá như thế nào v việc thực hiện nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận, nhất là trong công tác vận động bà con Việt kiu ở nước ngoài?

Ông Trần Hải Linh: Về công tác vận động đối với bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong khóa 7, theo tôi đã có nhiều biến chuyển mới, đã có ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam là kiều bào ở nước ngoài. Mặt trận cũng đã tổ chức được một số đoàn công tác ra nước ngoài để trao đổi và làm việc với các đại diện Hội, đoàn của nước ngoài.

Trong đợt lấy ý kiến vào Hiến pháp sửa đổi vừa qua, cũng là lần đầu tiên cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được đóng góp ý kiến bằng cách chuyển tải ý kiến thông qua các cơ quan, trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Qua hình thức lấy ý kiến, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã hiểu thêm rất nhiều về Hiến pháp mới và Mặt trận Tổ quốc.

Tuy nhiên, trong khi trao đổi với nhiều bà con kiều bào ở các nước thì vẫn còn nhiều người vẫn hỏi MTTQ Việt Nam là cơ quan nào, có chức năng và nhiệm vụ ra sao, có ý nghĩa gì đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…

Nói chung, các hoạt động của Mặt trận trong thời gian qua có những biến chuyển rất lớn, nhưng vấn đề trao đổi và truyền tải thông tin của Mặt trận Tổ quốc vẫn có nơn chưa thực sự thông suốt đến tất cả cộng đồng bà con người Việt ở nước ngoài.

PV:  Theo ông, trong nhiệm k tới, MTTQ Việt Nam cần có những giải pháp gì để làm tốt hơn công tác vận động bà con Việt Nam ở nước ngoài?

Ông Trần Hải Linh:  Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có tới 4,5 triệu người, làm việc và sinh sống ở trên 100 nước, trong đó đa số ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Australia, Châu Âu, các nước phát triển tại châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản…

Phần đông bà con có cuộc sống ngày càng ổn định và hòa nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước sở tại. Đây có thể nói là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.

Theo tôi, công tác vận động được bà con kiều bào ở nước ngoài hiện nay còn chưa xứng tầm với vai trò của MTTQ Việt Nam. Chúng tôi hy vọng Đại hội 8 tới đây sẽ đưa ra những điểm mới để làm sao phải phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận trong việc vận động bà con Việt Nam ở nước ngoài. Làm sao Mặt trận phải là nơi tập hợp được đầy đủ các bộ phận cộng đồng, nhất là đoàn kết được những người muốn hướng về Việt Nam, muốn cống hiến cho đất nước mình.

Tôi nghĩ rằng để làm tốt được điều này, trong nhiệm kỳ tới cần tăng cường sự liên kết, trao đổi thông tin giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao và các tổ chức Hội đoàn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của bà con. Làm được việc này, chắc chắn công tác vận động bà con người Việt Nam ở nước ngoài sẽ hiệu quả hơn.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo VOV

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất