Thứ Ba, 26/11/2024
Sức khỏe
Thứ Năm, 30/10/2014 20:41'(GMT+7)

Cuộc chiến chống dịch Ebola tại Liberia có dấu hiệu tích cực

Các nhân viên y tế ở một trung tâm điều trị Ebola ở Liberia. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Các nhân viên y tế ở một trung tâm điều trị Ebola ở Liberia. (Nguồn: AFP/Getty Images)



Trợ lý Tổng giám đốc WHO Bruce Aylward cho biết có xu hướng giảm tốc độ lây lan dịch Ebola ở Liberia nhưng hiện còn quá sớm để nói rằng dịch bệnh đã được kiểm soát ở quốc gia Tây Phi này.

Theo WHO, số ca nhiễm Ebola ở Tây Phi hiện lên tới 13.000 trường hợp, trong đó có 5.000 người đã tử vong. Mặc dù cả hai số liệu này đều tăng so với những thông báo trước đó nhưng không phải do có thêm trường hợp lây nhiễm và tử vong mới, mà là một số trường hợp không được báo cáo đầy đủ.

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chính thức phê chuẩn quy định cách ly 21 ngày đối với số lính Mỹ trở về căn cứ sau khi tham gia dập dịch Ebola tại các nước châu Phi. Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn phát biểu của người phát ngôn Lầu Năm Góc, Phó Đô đốc John Kirby, cho biết quyết định được đưa ra dựa trên đề nghị của các chỉ huy quân sự Mỹ.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cách ly hơn 10 lính Mỹ, trong đó có Tướng Darryl Williams, tại một căn cứ quân sự của Mỹ ở thành phố Vicenza của Italy. Những người này bị cách ly sau khi hoàn thành sứ mệnh hỗ trợ dập dịch Ebola từ các nước châu Phi trở về.

Đây là nhóm binh lính đầu tiên trong tổng số 3.000 quân Mỹ tham gia chiến dịch này trong vòng 6 tháng theo cam kết của Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, theo đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, Mỹ sẽ xem xét lại chiến dịch sau 45 ngày triển khai để quyết định có nên tiếp tục duy trì hay không.

Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra quyết định trên trong bối cảnh giới chức và người dân Mỹ có những quan điểm khác biệt về quy định cách ly những bác sỹ, nhân viên y tế và tình nguyên viên Mỹ trở về từ các nước “ổ dịch” Guinea, Sierra Leone và Liberia.

Tại bang Maine, nữ y tá Kaci Hickox và luật sư của cô đã công khai phản đối quy định tự cách ly 21 ngày và phải kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày. Ngoài ra, nữ y tá này cũng đã khởi kiện các nhân viên sân bay Newark Liberty International Airport ở bang New Jersey vì đã nhốt cô nhiều ngày trong trại biệt lập ở sân bay sau khi cô từ Tây Phi trở về cho dù cô không bị sốt và được xét nghiệm âm tính với virus Ebola.

Trong phản ứng cứng rắn, giới chức y tế bang Maine cảnh báo sẽ dùng biện pháp cưỡng chế, thậm chí đưa ra tòa, nếu nữ y tá Kaci Hickox không tự nguyện ở trong nhà 21 ngày./

TTXVN 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất