Chủ Nhật, 24/11/2024
Cuộc sống số
Thứ Hai, 13/11/2017 21:22'(GMT+7)

Đại biểu quốc hội: Luật An ninh mạng không hạn chế quyền tiếp cận thông tin của công dân

Đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội) trao đổi với phóng viên.

Đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội) trao đổi với phóng viên.

Theo đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội), trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta đang tiến tới cách mạng công nghiệp 4.0, việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân là vấn đề cần thiết, nhưng đồng thời với đó, cũng phải chú trọng vấn đề an ninh mạng.

Trong đó, để bảo đảm an ninh mạng, chúng ta thì phải có hệ thống luật rất cụ thể, chặt chẽ bảo đảm thông tin phục vụ mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội. Khi xây dựng Dự thảo Luật An ninh mạng, đương nhiên người làm luật cũng phải chú trọng đến các quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, những quyền đó đã được thể chế hóa cụ thể vào Hiến Pháp 1992 cũng như Hiến pháp 2013, cùng với nguyên tắc cơ bản các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

“Quy định của luật phải đảm bảo 3 quyền năng của người dân là quyền tìm kiếm, thu nạp tiếp nhận thông tin cũng như quyền xây dựng thông tin đó vào lợi ích chung của nhà nước và quyền hợp pháp của người dân”, đại biểu Chiến nhấn mạnh.

Theo đại biểu Chiến, để thỏa mãn yêu cầu thì dự thảo luật phải quy định cụ thể rõ ràng để người dân, cơ quan, tổ chức dễ dàng tìm kiếm thông tin thông qua nhiều hình thức khác nhau, không chỉ thuần túy là tìm kiếm, tra cứu trên internet. 

 
Tuy nhiên, vấn đề tồn tại nhiều năm qua, đó là cho phép người dân tìm kiếm thông tin nhưng quyền tiếp cận thông tin và sử dụng thông tin đó chưa rõ ràng, chưa có cơ chế đảm bảo. Thực tế, nhiều người dân hay luật sư đi tiếp cận, tìm kiếm thông tin, thu thập tài liệu chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ thì cũng chưa được các cơ quan, tổ chức tạo điều kiện và cung cấp thông tin. Do đó, luật này cũng cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tổ chức phải cung cấp thông tin cho người dân theo quy định của pháp luật.

“Cần có cơ chế cũng như chế tài với người có trách nhiệm cung cấp thông tin cho người dân nhưng cố tình không cung cấp. Trong thời đại hiện nay, việc phát triển kinh tế - xã hội thông qua thông tin là đặc biệt quan trọng nhưng bị hạn chế quyền tiếp cận thông tin thì rõ ràng không đạt động lực phát triển kinh tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước”, đại biểu Chiến kiến nghị.

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) trao đổi với phóng viên.

Cùng quan điểm, đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) cho rằng, hiện có 2 luật là Luật An toàn thông tin mạng đã được Quốc hội thông qua năm 2015 và hiện nay Chính phủ đang trình tại kỳ họp thứ 14 về Dự thảo luật an ninh mạng, như vậy 2 nội dung này có liên quan mật thiết đến nhau. Tuy nhiên, Luật An toàn thông tin mạng quy mô rộng hơn, liên quan cả cá nhân và tổ chức còn Luật An ninh mạng thì mục đích chủ yếu liên quan đến an ninh quốc gia. Như vậy vấn đề đặt ra là quy định của Luật An ninh mạng khu trú như thế nào để tập trung cho mục tiêu trong phạm vi dự thảo đã nêu là vấn đề an ninh quốc gia. 

Đại biểu Bùi Thanh Tùng cũng cho hay, nhiều đại biểu băn khoăn dự thảo Luật An ninh mạng có ôm đồm, quy định rộng quá sẽ có chồng chéo với Luật An toàn thông tin mạng đã được Quốc hội ban hành trước đó. Do đó, ban soạn thảo cần tiếp tục tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh luật để đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội nhưng vẫn giữ được các điều kiện thuận lợi để tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh thông tin trên mạng được đảm bảo hoạt động. 

Báo Tin tức
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất