Thứ Hai, 18/1/2021 16:48'(GMT+7)
Đại hội Đảng III: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, thống nhất đất nước
(TG)-Đại hội Đảng lần III họp từ ngày 5-10/9/1960, tại Hà Nội nhằm tổng kết 30 năm lãnh đạo của Đảng, nêu lên những bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, từ ngày 5-10/9/1960, tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Nông dân Thái Bình vận chuyển thóc đến đóng thuế cho nhà nước tại tổng kho thị xã Hòa Bình, tháng 12/1960. (Ảnh: Văn Thái/TTXVN)
Ngày 20/12/1960, tại vùng giải phóng ở xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đầu năm 1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị: Lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam mang tên “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.” (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bí thư thứ nhất BCH TW Đảng Lê Duẩn dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXII, tháng 10/1961. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc (áo trắng, giữa) với Bác Hồ trong lần Bác về thăm Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc, ngày 2/3/1963. Ông được coi là “Cha đẻ của Khoán hộ,” “Người đi trước thời gian,” “Người mở đường cho tư duy đổi mới về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.” (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nghị quyết 68 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc do Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc chủ động khởi xướng đã đem một luồng sinh khí mới cho tất cả các ngành sản xuất, đặc biệt là cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân Vĩnh Phúc. Nghị quyết vừa ra đời đã được toàn Đảng, toàn dân Vĩnh Phúc hoan nghênh, đón đợi và thực hiện có hiệu quả cao trên địa bàn toàn tỉnh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân lần đầu ra quân đối đầu với hải quân và không quân Mỹ đánh phá miền Bắc đã dũng cảm chiến đấu, đánh đuổi tàu khu trục Maddox ra khỏi vùng biển Việt Nam, bắn rơi 8 máy bay trên vùng biển, vùng trời miền Bắc, làm nên truyền thống “đánh thắng trận đầu” và quyết tâm “dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng” của quân chủng Hải quân. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Công nhân và nhân dân lao động Sài Gòn-Chợ Lớn hăng hái bước vào cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược năm 1964. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Suốt 16 năm ròng rã (1959-1975), vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, bộ đội Trường Sơn cùng lực lượng thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã xây dựng và phát triển con đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh "huyền thoại" trong mưa bom, bão đạn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20. (Ảnh: TTXVN)
Phi công Mỹ bị bắt sống trong đợt đánh phá miền Bắc, tháng 8/1966. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thân mật đồng chí Kaysone Phomvihane, Trưởng đoàn đại biểu Đảng và Mặt trận Lào yêu nước sang thăm hữu nghị Việt Nam năm 1966. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phi công Mỹ William Andrew Robinson bị bắt và được áp giải bởi nữ dân quân Nguyễn Thị Kim Lai khi máy bay bị bắn rơi tại thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, đêm 20/9/1965. (Ảnh: Phan Thoan/TTXVN)
Từ 1963-1966, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện thí điểm “khoán hộ,” tiến tới thực hiện NQ 68 của Tỉnh ủy ngày 10/9/1966, đem lại năng suất lao động ngày càng cao trong nông nghiệp, là cơ sở để sau này Đảng ta ra Chỉ thị 100-CT/TW và Nghị quyết 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (còn gọi là “Khoán 10”), đưa nông nghiệp Việt Nam “bay cao,” trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới hiện nay. (Ảnh: Phạm Tuệ/TTXVN)
Đại đội 2, đơn vị quyết thắng đoàn Tô Vĩnh Diện pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô nổ súng kịp thời, chính xác, góp phần cùng quân dân Thủ đô bắn rơi 3 máy bay Mỹ trong ngày 14/12/1967. (Ảnh: Hữu Thứ/TTXVN)
Mặc cho bom đạn và chất độc hóa học Mỹ, các đoàn xe của bộ đội vẫn ngày đêm vượt Trường Sơn, chi việc cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh giặc. (Ảnh: Văn Sắc/TTXVN)
Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, Phó Chủ tịch Mặt trận Phùng Văn Cung, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Định với các đại biểu tại Đại hội Anh hùng, Chiến sỹ thi đua, Dũng sỹ các Lực lượng vũ trang Nhân dân miền Nam Việt Nam lần thứ hai, diễn ra tại vùng giải phóng, tháng 9/1967. (Ảnh: Minh Hòa/TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Norodom Phurissara, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Campuchia sang thăm Việt Nam, tháng 10/1/1968. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bác Hồ cùng Bộ Chính trị họp bàn mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. (Ảnh: TTXVN)
Thanh niên Hà Nội hăng hái lên đường chi viện cho miền Nam trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Quân giải phóng miền Đông Nam bộ hành quân trong Chiến dịch Đông Xuân năm 1964-1965. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Thanh niên miền Bắc nô nức lên đường vào Nam đánh Mỹ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Quân giải phóng Sài Gòn-Gia Định tuyên thệ, nhận nhiệm vụ trước giờ xuất kích trong trận Tết Mậu Thân 1968. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Lễ xuất phát của đoàn thanh niên xung phong Hà Nội lên đường chống Mỹ, cứu nước, tổ chức ở Nhà hát Lớn, Hà Nội, ngày 11/7/1969. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thanh niên miền Bắc sôi nổi hưởng ứng phong trào Ba sẵn sàng năm 1969.( Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh đón Samdech Norodom Sihanouk, Quốc trưởng Campuchia, Chủ tịch Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 25/5- 8/6/1970. (Ảnh: TTXVN)
Quân ta chiến đấu kiên cường bảo vệ từng tấc đất ở thành cổ Quảng Trị, năm 1971. (Ảnh: TTXVN)
Nhà máy Thủy điện Thác Bà được khởi công xây dựng ngày 19/8/1964, đến ngày 5/10/1971 khởi động tổ máy số 1 và hòa vào lưới điện quốc gia; sau đó lần lượt các tổ máy số 2 đưa vào vận hành ngày 10/3/1972 và tổ máy số 3 vào ngày 19/5/1972. (Ảnh: Vũ Hanh/TTXVN)
Quân giải phóng của ta chiếm căn cứ Đầu Mầu - một trong những cứ điểm phòng thủ chủ chốt nhất của quân đội Sài Gòn ở Vùng Một chiến thuật. Việc chiếm được Đầu Mầu có giá trị rất lớn cho các trận đánh trong Chiến dịch Xuân-Hè 1972. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Quân giải phóng chiếm căn cứ Đầu Mâu - một trong những cứ điểm phòng thủ chủ chốt nhất của quân đội Sài Gòn ở Vùng Một chiến thuật. Việc chiếm được Đầu Mầu có giá trị rất lớn cho các trận đánh trong Chiến dịch Xuân-Hè 1972. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Dân quân thu dọn đống đổ nát của một chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội, tháng 9/1972. (Ảnh: Đoàn Công Tính/TTXVN phát)
Xe qua cầu phao Lèn (Thanh Hóa) để chở hàng ra tiền tuyến. Từ năm 1965 đến 1972, đường Trường Sơn phát triển mạnh mẽ, tiến lên cơ giới hóa toàn tuyến vận tải quân sự. (Ảnh: TTXVN)
Chiều 30/03/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn Sơn Mỹ, Quân giải phóng Quảng Trị tiến công đánh chiếm điểm cao 365 sau 30 phút, mở màn chiến dịch giải phóng Quảng Trị. (Ảnh: Lương Nghĩa Dũng/TTXVN)
Pháo binh Quân giải phóng trút bão lửa xuống căn cứ Dốc Miếu, năm 1972. (Ảnh: TTXVN)
Lực lượng pháo phòng không nổ súng quyết liệt đánh trả máy bay giặc Mỹ, bảo vệ Hà Nội trong 12 ngày đêm tháng 12/1972. (Ảnh: TTXVN)
Phi công Mỹ bị bắt sống bên xác máy bay trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, cuối tháng 12/1972. (Ảnh: TTXVN)
Bộ đội Tên lửa - lực lượng chủ lực trong chiến dịch phòng không bảo vệ Hà Nội 12 ngày đêm tháng 12/1972. (Ảnh: TTXVN)
Lễ ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris, Pháp. (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã chính thức được ký kết, buộc Mỹ phải rút quân về nước. (Ảnh: TTXVN)
Thi hành hiệp định Paris, ngày 29/3/1973, những người lính Mỹ cuối cùng lên máy bay tại sân bay Đà Nẵng để rút khỏi Việt Nam dưới sự giám sát của Tổ Quốc tế và Tổ Liên hợp Quân sự 4 bên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhân dân Bắc Kinh nồng nhiệt chào đón đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam, do ông Lê Duẩn và ông Phạm Văn Đồng dẫn đầu, sang thăm Trung Quốc, tháng 6/1973. (Ảnh: TTXVN)
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ Sài Gòn-Gia Định, trong năm 1973, các tầng lớp nhân dân Sài Gòn-Gia Định đẩy mạnh biểu tình đấu tranh chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đòi thi hành Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, thả tù chính trị… (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Khôi phục cầu Long Biên bị bom Mỹ đánh hư hại năm 1972. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Nhờ tuyến đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, Quân đội ta đã thực hiện được những cuộc hành quân lớn, cùng xe tăng, tên lửa, pháo hạng nặng và nhiều khí tài quân sự để chi viện cho tiền tuyến đánh giặc. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Đứng trước thời cơ chiến lược lớn với điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị, tháng 10/1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thảo luận kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. (Ảnh: TTXVN)
Bộ đội giải phóng tiến vào Ngọ Môn (Huế) sáng 26/3/1975. Thừa Thiên-Huế được hoàn toàn giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Xe tăng Lữ đoàn 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào giải phóng Đà Nẵng, ngày 29/3/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị trong Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. (Ảnh: TTXVN )
Bằng mọi phương tiện thô sơ và cơ giới, các chiến sỹ vận tải vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa phục vụ chiến dịch theo tuyến đường Trường Sơn, phục vụ chiến dịch Tây Nguyên, mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. (Ảnh: Thanh Tụng/TTXVN)
Bộ đội giải phóng Đắc Tô-Tân Cảnh, tỉnh Kon Tum trong chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. (Ảnh: Lương Biên/TTXVN)
Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết-Lộc Ninh, năm 1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Lực lượng Đặc công Hải quân Đoàn 126 giải phóng đảo Trường Sa, ngày 29/4/1975. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Lực lượng Đặc công hải quân Đoàn 126 giải phóng đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 28/4/1975. (Ảnh: TTXVN phát)
Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường, nồng nhiệt chào đón Quân giải phóng tiến vào thành phố ngày 30/4/1975. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4/1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài hơn hai thập niên (1954-1975), giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)
Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng xe tăng 4 (cầm cờ, phía trước) cùng 3 chiến sĩ của Lữ đoàn Tăng-Thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào cắm cờ trên nóc Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Đại úy Phạm Xuân Thệ (bên phải), Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) cùng các chiến sỹ Quân giải phóng dẫn giải Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu của Ngụy quyền Sài Gòn tới Đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, trưa 30/4/1975. (Ảnh: TTXVN)
Xe tăng quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, ghi dấu mốc lịch sử kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất hoàn toàn đất nước. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)
Chiều 30/4/1975, chính quyền Ngụy tại thị xã Rạch Giá, tỉnh Rạch Giá (nay là thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đầu hàng cách mạng không điều kiện. Đến sáng sớm ngày 1/5, các địa bàn còn lại của tỉnh như Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, Gò Quao… cũng đã được giải phóng hoàn toàn. (Ảnh: TTXVN)
Bến Năm Căn (Cà Mau) sau ngày giải phóng. Sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trưa 30/4, sáng 1/5/1975, tỉnh Cà Mau chính thức được giải phóng. (Ảnh: TTXVN)
Các vị lãnh đạo Trung ương Cục và quân dân miền Nam đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng vào dự Lễ mừng chiến thắng tại thành phố Sài Gòn, ngày 13/5/1975. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev hội đàm với Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm hữu nghị chính thức Liên Xô, ngày 29/10/1975. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Công nhân xưởng dệt Vinatexco chủ động khôi phục lại sản xuất từ tháng 10/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Xưởng lắp ráp máy thu hình National (Sài Gòn) tiếp tục hoạt động phục vụ nhu cầu của nhân dân sau ngày giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Cử tri huyện Ninh Sơn, tỉnh Thuận Hải (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận) đi bỏ phiếu bầu Quốc hội thống nhất ngày 25/4/1976. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư Lê Duẩn bỏ phiếu bầu Quốc hội thống nhất, ngày 25/4/1976 tại khu vực bỏ phiếu số 30, khu Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Cử tri giáo xứ Phát Diệm, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) bỏ phiếu bầu Quốc hội thống nhất, ngày 25/4/1976. (Ảnh: TTXVN)
Nông dân huyện Quảng Điền, Bình Trị Thiên làm nghĩa vụ lương thực sau ngày giải phóng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Bộ đội binh đoàn Trường Sơn tham gia khôi phục đường sắt Bắc-Nam năm 1976. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
TG