Thứ Hai, 7/10/2024
Đời sống
Thứ Tư, 22/7/2015 22:5'(GMT+7)

Đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

* Từ nay đến cuối năm 2015, Thừa Thiên - Huế tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư và xây dựng, tập trung đầu tư hạ tầng kinh tế và hạ tầng kỹ thuật; phát triển sản xuất kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi và xây dựng chính sách thông thoáng, hấp dẫn để thu hút đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và các chương trình kinh tế - xã hội; tập trung các biện pháp chủ động tạo nguồn và tăng thu ngân sách; tiếp tục thực hiện đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn, đẩy mạnh phong trào xây dựng "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới"; bảo vệ tài nguyên môi trường; tăng cường công tác cải cách hành chính; đảm bảo quốc phòng - an ninh...

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội thời gian qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Cao cho biết, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 6 tháng đầu năm 2015, tăng 8,39%, cao hơn mức tăng 7,9% của cùng kỳ năm 2014; trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản và công nghiệp có mức tăng cao hơn so với mức tăng cùng kỳ. Đáng chú ý, thu ngân sách nhà nước đạt 2.350 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 7.550 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hơn 300 triệu USD; tạo việc làm mới 8.890 người…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội tỉnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, thách thức do hạn hán kéo dài. Khách du lịch đến Huế giảm; sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chất lượng còn thấp. Ngoài ra, việc giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng một số dự án như hầm đường bộ Phú Gia và Phước Tượng trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên - Huế còn chậm...

* Kỳ họp lần thứ 14, HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XIII đã thông qua các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2015.

Theo đó, Ninh Bình tập trung triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương và của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2015; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành ngông nghiệp, giải quyết vấn đề tích tụ đất đai, chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất nông nghiệp. Đông thời tỉnh rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỉnh tăng cường tăng cường quảng bá, xúc tiến, liên kết phát triển du lịch, thực hiện chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh...

Kỳ họp đã thông qua nhiều nghị quyết, đề án quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới như: Phê duyệt đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; ban hành quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020; cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh...

Kỳ họp đã dành nhiều thời gian chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề cử tri quan tâm như vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tình trạng xuống cấp của các trạm y tế xã, trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu; tình trạng mạng lưới điện hạ áp nông thôn chậm được đầu tư nâng cấp, cải tạo, chất lượng hệ thống dây, cột, máy biến áp xuống cấp cần được khắc phục....

* Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa IX đã thống nhất thông qua 5 Nghị quyết quan trọng bao gồm: đề nghị công nhận các xã đảo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; nhiệm vụ kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2015; quy hoạch và phát triển giao thông vận tải Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030…

Để thực hiện tốt việc phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm, Bình Thuận đề ra 12 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; xử lý khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, tỉnh giữ vững môi trường du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, đa dạng hóa các loại hình du lịch, liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong và ngoài tỉnh; đẩy mạnh thu ngân sách, khai thác tốt nguồn thu từ đất, tài nguyên, khoáng sản, môi trường… Đồng thời, tỉnh hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Sáu tháng đầu năm 2015, tuy còn nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế xã hội tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan: tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 9,97% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông lâm thủy sản đều có tốc tộ tăng trưởng cao; tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, nhất là các công trình thuộc nguồn vốn trái phiếu chính phủ đạt khá...

Tại kỳ họp, nhiều vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm đã được các đại biểu HĐND chất vấn các sở, ngành liên quan, như tình trạng phá rừng tại huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc; chồng lấn trong quy hoạch khai thác ti tan; ô nhiễm môi trường tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất