Thứ Năm, 3/10/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Năm, 24/7/2008 8:42'(GMT+7)

Điều chỉnh hơn 35.000 tỷ đồng vốn ngân sách để chống lạm phát

Trong buổi họp báo chiêù 23/7, đồng chí Lê văn Học, Vụ trưởng Vụ Địa phương của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá kết quả này là khá ấn tượng và “sẽ có tác động lớn tới kiềm chế lạm phát trong tình hình hiện tại”.

Khẳng định, việc sắp xếp, bố trí lại kế hoạch đầu tư của năm 2008 nhằm kiềm chế lạm phát là một chủ trương đúng đắn, ông Học nói: “cần phải kiên trì thực hiện và coi đó là công việc thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương từ nay đến cuối năm và các năm tiếp theo”.

Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, nhằm thu hút thêm các nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển. Kiên quyết cắt giảm những dự án xây dựng trụ sở, không cấp bách, hoặc không hiệu quả. Nhìn chung các bộ ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện rà soát lại công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Thông qua đó, các bộ ngành và địa phương có sự điều chỉnh sắp xếp lại các dự án đầu tư và bố trí lại vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước một cách hợp lý và hiệu quả hơn, tập trung vốn cho các dự án hoàn thành trong năm, hạn chế các dự án khởi công mới.

Theo số liệu công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số công trình, dự án thuộc các địa phương quản lý được điều chỉnh là 1884 dự án, với tổng giá trị 5662 tỷ đồng. Số dự án thuộc các bộ ngành là 84 dự án, bằng 330 tỷ đồng. Trong đó, số dự án hoãn khởi công, ngừng triển khai thực hiện của các bộ ngành và địa phương là 1203 dự án, với số vốn đã bố trí là 1881 tỷ đồng. Số dự án giãn tiến độ thực hiện là 765 dự án, với tổng vốn 4111 tỷ đồng.

Đối với các tập đoàn và tổng công ty đã rà soát cắt giảm, hoãn khởi công và giãn tiến độ thực hiện là 1003 dự án, với tổng vốn 29366 tỷ đồng, giảm hơn 12% về giá trị so với kế hoạch ban đầu. Một số tập đoàn và tổng công ty có giá trị cắt giảm lớn hơn 50% tổng vốn đầu tư của tập đoàn và tổng công ty đó, như Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy giảm đầu tư 6500 tỷ đồng, bằng 65%. Tổng công ty Hàng hải giảm hơn 6200 tỷ, bằng hơn 52%. Tổng Công ty Bến Thành giảm 392 tỷ đồng, bằng 56%. Một số tập đoàn và tổng công ty có tỷ trọng cắt giảm nhỏ nhưng lại có giá trị lớn, như Tập đoàn Dầu khí 6645 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính viễn thông hơn 1800 tỷ đồng.

Theo báo cáo của các bộ ngành, địa phương và kết quả thanh tra của 11 đoàn công tác thì các dự án hoãn khởi công là do còn nhiều vướng mắc trong giai đoạn chuẩn bị và chưa giải phóng được mặt bằng, bên cạnh đó còn do giá cả đầu vào tăng mạnh, đã đẩy tổng chi phí đầu tư tăng cao. Các dự án ngừng khởi công mới, dừng triển khai ở các địa phương chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực xây dựng trụ sở các cơ quan, hội trường, bảo tàng, nhà văn hóa đã có trong kế hoạch năm 2008 nhưng chưa khởi công. Các dự án giãn tiến độ tập trung chủ yếu là các dự án chưa thật sự cấp bách. Qua kiểm tra cho thấy, các bộ, ngành, địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008, phục vụ mục đích kiềm chế lạm phát. Các tập đoàn và tổng công ty đều có nỗ lực và chủ động trong việc rà soát và cắt giảm. Con số điều chỉnh gần 3000 dự án, với tổng giá trị hơn 25 nghìn tỷ đồng là khá ấn tượng, đã và sẽ có tác động lớn tới kiềm chế lạm phát trong tình hình hiện tại.

Nguồn vốn cắt giảm đã hoặc sẽ được bổ sung cho các dự án cấp bách nhưng thiếu vốn do trượt giá, hoặc các dự án đang triển khai có hiệu quả và có khả năng hoàn thành ngay trong năm nay.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 390/QĐ-TTgcông điện 863/CĐ-TTg, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát để điều chỉnh kế hoạch đầu tư năm 2008. Bộ cũng thành lập 11 đoàn công tác để kiểm tra việc thực hiện./.

(VOV)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất