Thứ Bảy, 21/9/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 22/5/2018 17:4'(GMT+7)

Doanh nghiệp thực hiện an sinh xã hội và tăng trưởng xanh

Hội nghị là chương trình hưởng ứng việc triển khai Nghị quyết số 70/NQ-CP, ngày 01 tháng 11 năm 2012 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”; nhằm mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của doanh nghiệp trong việc tham gia vào tiến trình đảm bảo an sinh xã hội, công tác từ thiện, đạo đức kinh doanh và phát triển bền vững.
 
Quang cảnh Hội nghị (ảnh DP)
 
Theo số liệu thống kê hiện nay, nước ta có hơn 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể; Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) khoảng 54,88 triệu người, số lao động đang làm việc ước tính là 53,52 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I/2018 chiếm khoảng 2,2%. Thực tế này cho thấy, việc thực hiện an sinh xã hội của cộng đồng doanh nghiệp là cần thiết và mang tính tất yếu, thường xuyên. 

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Xuân Đình - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo cho biết, trong những năm gần đây, thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đang ngày càng được giới doanh nhân nước ta nhận thức sâu sắc. Đó cũng chính là những đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và gia đình họ, có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.

Đặc biệt, trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, trách nhiệm xã hội đã trở thành một trong những yêu cầu đối với các doanh nghiệpViệt Nam, nếu doanh nghiệp nào đó không tuân thủ trách nhiệm sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới… Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ mang lại những lợi ích không chỉ cho chính doanh nghiệp, mà còn với cả cho quốc gia.

Ông Lê Xuân Đình - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo Việc doanh nghiệp nhấn mạnh, việc doanh nghiệp tăng cường đầu, tham gia vào thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ an sinh xã hội và tăng trưởng xanh sẽ góp phần thực hiện thành công các định hướng lớn của Đảng và Chính phủ về “Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”; “tái cấu trúc nền kinh tế”; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Đồng thời, làm giảm áp lực cho ngân sách nhà nước trong việc đầu tư cho tăng trưởng xanh. Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách hạn hẹp như hiện nay thì việc tham gia tích cực của các doanh nghiệp trong việc đầu tư các công trình, các giải pháp về bảo vệ môi trường sẽ thúc đẩy chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, làm giảm áp lực chi ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng, mặc dù nhiều chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được triển khai thực hiện, nhận thức của cộng đồng đã được cải thiện đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn còn một khoảng cách lớn để chính sách đi vào đời sống và được chuyển biến ở một tầm mới; cam kết của doanh nghiệpvà cộng đồng đối với các hoạt động thúc đẩy xanh hóa sản xuất và lối sống còn rất hạn chế. Bởi vì, ở Việt Nam, hơn 97% doanh nghiệp là nhỏ và siêu nhỏ, vốn ít, nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển thiếu cả về số lượng, yếu về chất lượng, công nghệ của doanh nghiệp về cơ bản vẫn đang ở giai đoạn áp dụng, chưa đủ khả năng tự tiến hành nghiên cứu triển khai hoặc đổi mới công nghệ. 

Cùng với đó, ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm của các doanh nghiệp hiện nay đã lên tới mức báo động, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung đối với việc bảo vệ môi trường còn rất hạn chế.

Vì thế, trong bối cảnh mới, doanh nghiệp song hành với việc hiện hiện tốt trách nhiệm cộng đồng, cần phát triển theo hướng tăng trưởng xanh. Chúng ta đã qua thời kỳ cạnh tranh bằng giá cả đơn thuần, sự khác biệt của sản phẩm, mà giờ đây doanh nghiệp phải tạo ra sự cạnh tranh mang tính bền vững. Doanh nghiệp phải tính đến việc đồng bộ các yếu tố khi hoạch định chiến lược cạnh tranh của mình, như: y tế, xã hội, môi trường, tiết kiệm các nguồn lực tự nhiên, duy trì đa dạng sinh học.

Cùng với đó, ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm của các doanh nghiệp hiện nay đã lên tới mức báo động, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung đối với việc bảo vệ môi trường còn rất hạn chế.

Vì thế, trong bối cảnh mới, doanh nghiệp song hành với việc hiện hiện tốt trách nhiệm cộng đồng, cần phát triển theo hướng tăng trưởng xanh. Chúng ta đã qua thời kỳ cạnh tranh bằng giá cả đơn thuần, sự khác biệt của sản phẩm, mà giờ đây doanh nghiệp phải tạo ra sự cạnh tranh mang tính bền vững. Doanh nghiệp phải tính đến việc đồng bộ các yếu tố khi hoạch định chiến lược cạnh tranh của mình, như: y tế, xã hội, môi trường, tiết kiệm các nguồn lực tự nhiên, duy trì đa dạng sinh học.

Tại Hội thảo cũng có nhiều chia sẻ, trao đổi thẳng thắn, chỉ ra những giải pháp căn cơ, quyết liệt, đóng góp cho việc đề xuất, kiến nghị các động lực giúp doanh nghiệp có những giải pháp hiệu quả để phát triển bền vững thông qua việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và tăng trưởng xanh của kinh tế Việt Nam nói chung, của doanh nghiệp nói riêng trong tương lai./.

Duy Phong

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất