Đài BBC ngày
20/10 đưa tin, ESA đã lập kế hoạch phóng kính viễn vọng nói trên vào tháng 11
tới sau vụ thiên thạch nổ trên bầu trời thành phố Cheliabinsk (Nga) ngày 15/2
vừa qua.
Kính thiên văn Gaia có chức năng quan sát khoảng không quỹ đạo
giữa Trái Đất và Mặt Trời, vốn là khu vực "mù" đối với các đài quan sát trên mặt
đất, nhờ đó có thể phát hiện sớm sự xuất hiện của các thiên thạch và các tiểu
hành tinh có khả năng rơi xuống Trái Đất.
Hồi tháng 2 vừa qua, tảng thiên
thạch có đường kính khoảng 15 mét, nặng xấp xỉ 11.000 tấn đã đâm xuyên bầu khí
quyển của Trái Đất và phát nổ ở độ cao 19-24 km trên bầu trờ thành phố
Cheliabinsk và nhiều thành phố lân cận vùng núi Ural của Nga, đám mưa mảnh thiên
thạch đã làm 1.200 người bị thương. Sau đó, các nhà khoa học ước tính khi phát
nổ, tảng thiên thạch khổng lồ nói trên đã phát ra xung lực tương đương với 25
quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống thành phố Nagasaki (Nhật Bản) năm
1945.
Vụ nổ đã đặt ra câu hỏi vì sao các đài quan sát thiên văn mặt đất
hiện đại, các hệ thống radar phòng thủ tên lửa hùng mạnh đã không phát hiện ra
thiên thạch gây họa.
Theo giới khoa học, nguyên nhân là các khoảng "mù"
đối với các đài quan sát do bị đường cong của Trái Đất che khuất. Một kính thiên
văn quan sát từ trong không gian sẽ giải quyết được hạn chế trên và tăng khả
năng cảnh báo. Ngoài ra, kính thiên văn Gaia còn có nhiệm vụ lập bản đồ ba chiều
của Dải Thiên Hà và vị trí của các ngôi sao trong đó./.
(TTXVN)