Theo
báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, 45% số cụm công nghiệp của Hà Nội được thành
lập không có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải tập trung.
DN vẫn
coi nhẹ vấn đề ô nhiễm môi trường
Theo
Sở Công Thương Hà Nội, trước thời điểm thực hiện Thông tư số 08/TT-BTNMT của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, trong đó quy định các khu, cụm công nghiệp (CCN) phải
đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, các địa phương chỉ tập trung thu hút
các DN sản xuất công nghiệp vào CCN, vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải công
nghiệp còn bị coi nhẹ.
Mặt
khác, nhiều CCN được xây dựng nhưng không được quy hoạch trạm xử lý nước thải tập
trung (có tới 45% số CCN được thành lập không có quy hoạch hệ thống xử lý nước
thải tập trung).
Những
cụm có quy hoạch thì chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn để các DN
đi vào hoạt động. Rất ít CCN triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Bên
cạnh đó là khó khăn về vốn. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, việc
các chủ đầu tư phải bố trí một phần vốn không nhỏ để triển khai dự án đầu tư
xây dựng trạm xử lý nước thải là hết sức khó khăn, đặc biệt ở các CCN do UBND
huyện làm chủ đầu tư. Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập
trung tại các CCN là không nhỏ so với một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác. Mục
tiêu của chủ đầu tư hạ tầng là giảm suất đầu tư nhằm thu hút DN thứ phát vào
CCN nên việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải bị hạn chế.
Cùng
với vấn đề hạn chế trong ý thức chung bảo vệ môi trường của DN và các hộ sản xuất
công nghiệp trong cụm, công tác quản lý sau đầu tư cũng gặp khó khăn trong việc
xây dựng phương án, đơn giá cung cấp các dịch vụ tiện ích trong CCN như bảo vệ,
vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, chiếu sáng, xử lý nước thải, chất thải,
duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ tiện ích khác…
nhằm duy trì hoạt động của các CCN một cách bền vững, hiệu quả.
Sẽ
có cơ chế hỗ trợ vốn
TP.
Hà Nội cho biết, năm 2014 Thành phố đặt mục tiêu tỷ lệ CCN có trạm xử lý nước
thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: Đối với CCN xây
dựng mới là 100%; đối với CCN đã đi vào hoạt động là 20%.
Tính
đến 30/6/2014, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 42 CCN đã đi vào hoạt động (lấp
đầy diện tích) và có 7/42 CCN đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tập trung đạt tiêu chuẩn quốc gia; chiếm 16,7% (chỉ tiêu năm 2014 là 20%).
Có
41 CCN đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư.
Phấn
đấu đến năm 2015, các CCN đang hoạt động trên địa bàn Thành phố có cơ sở hạ tầng
kỹ thuật đồng bộ, có trạm xử lý nước thải tập trung, khu xử lý chất thải rắn đảm
bảo môi trường. TP. Hà Nội đã phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải tập trung tại các CCN trên địa bàn giai đoạn 2014-2015.
Thành
phố cũng đầu tư ngân sách hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các hạng mục như hệ
thống thu gom, bể chứa, lắng, lọc, nhà vận hành và hàng rào bảo vệ trạm xử lý
nước thải; chủ đầu tư các CCN thực hiện đầu tư thiết bị, công nghệ, nguyên vật
liệu đảm bảo vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Hiện
nay, có 7 đơn vị chủ đầu tư đang triển khai lập và phê duyệt dự án hoàn thành
trong tháng 7/2014. Dự kiến đưa vào khai thác và vận hành cuối năm 2014 và năm
2015.
Trong
thời gian tới, Hà Nội sẽ thông qua cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách đối với các trạm
xử lý nước thải tập trung tại các CCN trên địa bàn giai đoạn 2014-2015. Dự kiến
ban hành kế hoạch tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đối
với các CCN có quy hoạch quỹ đất xây dựng hoặc có thể mở rộng đất để xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung.
Đối
với các CCN không có quy hoạch, không mở rộng được quỹ đất để đầu tư xây dựng
trạm xử lý nước thải tập trung, hoặc việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải
tập trung không phù hợp, Thành phố xây dựng phương án yêu cầu các DN sản xuất
công nghiệp trong CCN phải có phương án tự xử lý nước thải trong DN đạt tiêu
chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Đồng thời tăng cường quản lý hoạt động
các CCN sau đầu tư.
Theo Chinhphu.vn