Có 4 nguồn tư liệu do các cơ quan, tổ chức ở thành phố Đà Nẵng đã dày công sưu tầm, nghiên cứu và thẩm định, do những người Việt Nam yêu nước trong và ngoài nước hiến tặng Đà Nẵng.
Sáng 20-1, tại Bảo tàng Đà Nẵng, UBND huyện Hoàng Sa, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng và báo Tuổi Trẻ đã phối hợp tổ chức triển lãm Tư liệu mới sưu tầm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Buổi triển lãm thu hút hàng ngàn học sinh, sinh viên, các chiến sĩ trẻ hải quân, biên phòng…
Có 4 nguồn tư liệu do các cơ quan, tổ chức ở thành phố Đà Nẵng đã dày công sưu tầm, nghiên cứu và thẩm định, do những người Việt Nam yêu nước trong và ngoài nước hiến tặng Đà Nẵng.
Tập tuyển chọn những phần liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này trong 102 cuốn sách xuất bản tại các nước phương Tây trong các thế kỷ 18 - 19. Những cuốn sách này được ấn hành bằng các ngôn ngữ: Anh (19 tư liệu), Đức (15 tư liệu), Pháp (46 tư liệu), Tây Ban Nha (9 tư liệu), Ý (11 tư liệu) và Hà Lan (2 tư liệu). Những phần tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong các tài liệu này đã được nhóm nghiên cứu tuyển chọn, biên dịch sang tiếng Việt để đưa ra trưng bày trước công chúng.
150 bản đồ và 2 cuốn atlas do ông Trần Thắng trao tặng cũng xuất hiện tại triển lãm. Đây là những bản đồ được xuất bản ở các nước: Anh, Ðức, Úc, Canada, Mỹ và Hong Kong trong khoảng thời gian 1626 - 1980, trong đó có nhóm bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; nhóm bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam; nhóm bản đồ thương mại và bản đồ hàng hải châu Á và Đông Nam Á thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam.
Tại buổi lễ, tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, viện phó Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng đã điểm lại các sự kiện liên quan đến lịch sử quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 đến nay.
Tuổi trẻ online