Thứ Hai, 30/9/2024
Môi trường
Thứ Tư, 22/4/2009 21:44'(GMT+7)

Hàng trăm triệu người sẽ là nạn nhân thay đổi khí hậu

Đầm lầy thành nơi khô hạn, nứt nẻ tại Iraq

Đầm lầy thành nơi khô hạn, nứt nẻ tại Iraq

Tổ chức đã kêu gọi chính phủ các nước nỗ lực thực thi chính sách, chương trình đối phó với vấn đề này.

Oxfam - tổ chức từ thiện lớn của Anh - ước tính rằng, số người ảnh hưởng vì các thảm họa khí hậu sẽ tăng tới 54% tương đương với 375 triệu người/năm tính tới năm 2015.

Trong một báo cáo mới, Oxfam cảnh báo, chi tiêu cho các quỹ cứu trợ nhân đạo và cách thức phân phối của nó còn cách xa khả năng chuẩn bị đối phó với những thách thức trên.

"Những phản ứng của chính phủ các nước trước thảm họa tự nhiên thường là hay thay đổi - quá ít ỏi, quá muộn và không bao giờ đủ", giám đốc điều hành Oxfam Barbara Stocking nói.

"Hệ thống này có thể chỉ đủ đối phó với mức độ thảm họa hiện tại và có thể bị quá tải khi số người chịu ảnh hưởng từ thay đổi khí hậu tăng vọt. Cần phải có sự cải tổ căn bản trong hệ thống", bà Barbara Stocking nhấn mạnh.

Lũ lụt triền miên tại Bangladesh

Báo cáo mang tên "Quyền được sống", chỉ rõ, các chính phủ cần bắt tay hành động để giảm thiểu tác động của các thảm họa khí hậu. Báo cáo đưa ra ví dụ nhờ sự đầu tư vào các biện pháp phòng chống lốc xoáy tại Bangladesh mà số người thiệt mạng trong thảm họa kiểu này đã giảm hẳn.

"Trong khi có sự gia tăng nhanh chóng trong các sự kiện liên quan tới khí hậu, thì chính nạn đói nghèo và sự thờ ơ chính trị biến mỗi cơn bão thành một thảm họa", bà Stocking nhấn mạnh.

Oxfam cũng đã đưa ra một chiến dịch mới, kêu gọi những nước giàu cắt giảm khí thải nhà kính để đối phó với tình trạng ấm nóng toàn cầu.

Còn theo chuyên gia của Oxfam, Rob Bailey, việc gia tăng viện trợ cho các quỹ nhân đạo là cần thiết, nhưng vấn đề không chỉ nằm ở tổng số tiền. "Chúng ta cần chứng kiến cách chi tiêu thích hợp hơn", ông nói. "Vào thời điểm người nghèo ở các nước đang phát triển phải đối mặt với thảm họa, thì hầu như họ cũng còn đối mặt với sự may rủi".

Ông chỉ ra rằng, trong năm 2004, có khoảng 1.200 USD được chi cho mỗi nạn nhân sóng thần châu Á thì trong cuộc khủng hoảng gần đây ở Chad, con số này chỉ là 23 USD/người. "Có sự mất cân bằng lớn ở nơi tiền cứu trợ được phân phát", Bailey khẳng định.

PV

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất