Thứ Tư, 2/10/2024
Môi trường
Thứ Sáu, 25/7/2008 17:34'(GMT+7)

Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học

 Cụ thể là các dự án về cơ khí đóng tàu, chế tạo các tổ hợp phát thủy điện, truyền dẫn điện tại Thủy điện Sơn La và 16 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, Nhiệt điện Phả Lại; hỗ trợ thăm dò khai thác dầu khí, chế tạo thiết bị cho nhà máy xi măng theo công nghệ lò quay; sản xuất vắc xin; ươm giống và nuôi thương phẩm các loài thủy sản giá trị cao...Ước tính các dự án này mang lại lợi ích và tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Điển hình như hỗ trợ Cụm đề tài nghiên cứu làm chủ công nghệ tiên tiến về đóng tàu và công nghệ lắp ráp các cẩu siêu trường, siêu trọng, đã giúp ngành đóng tàu nước ta dành được các đơn đặt hàng lớn trị giá hàng trăm triệu USD. Dự án nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công hệ thống xi lanh thủy lực cỡ lớn, có sức nâng tới 200 tấn dùng cho các công trình thủy lợi, thủy điện tiết kiệm khoảng 300-500 triệu USD. Hoặc Công nghệ ươm giống và nuôi thương phẩm loài cua xanh đã đạt trình độ thế giới, với tỷ lệ sống từ ấu trùng đến con giống đạt trên 10%, góp phần tạo ra nghề sản xuất cua giống, phát triển nghề nuôi cua biển và làm tăng thu nhập hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm cho bà con vùng biển. Chỉ tính từ năm 2002 đến 2006, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định 119 của Chính phủ trên 91 tỷ đồng, tạo tiền đề để các doanh nghiệp này huy động thêm trên 630 tỷ đồng cho việc triển khai đề tài nghiên cứu sản phẩm mới, công nghệ mới làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Bên cạnh giải pháp hỗ trợ nghiên cứu, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ động hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin, tư vấn lựa chọn công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ, tiêu chuẩn và chất lượng...Riêng Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp sau 2 năm thực hiện đã giúp các doanh nghiệp nâng cao rõ rệt nhận thức về bảo hộ sở hữu trí tuệ, tư vấn, hỗ trợ xây dựng và đăng ký chỉ dẫn địa lý cho nhiều sản phẩm có xuất xứ nổi tiếng. Tiêu biểu như Cam Vinh, Cói Nga Sơn, Xoài Hòa Lộc, Nón lá Huế, Gạo Điện Biên, Cà phê Buôn Mê Thuột, Thanh Long Ninh Thuận, Bưởi Năm Roi, Hồi Lạng Sơn, Sâm Ngọc Linh...Đặc biệt, nếu như năm 2000 số lượng nhãn hiệu của Việt Nam được đăng ký chỉ là 3.483, thì đến năm 2007 đã lên tới 19.653 nhãn hiệu, số sáng chế đăng ký tăng lên gấp 3 lần. Bộ còn tích cực chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000, TQM, HACCP...xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, tuân thủ đúng các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại./.

(TTXVN)


 

 

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất