Chủ Nhật, 22/9/2024
Sức khỏe
Thứ Sáu, 12/10/2012 20:16'(GMT+7)

Hội nghị Ngành Nhãn khoa Việt Nam 2012

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

 Đây là các bác sỹ nhãn khoa, phẫu thuật viên, kỹ thuật viên đại diện các bệnh viện mắt, trung tâm mắt, trạm mắt, khoa mắt bệnh viện đa khoa trong cả nước cùng nhiều chuyên gia nhãn khoa và các tổ chức quốc tế đến từ các nước Pháp, Mỹ, Nhật, Đức, Singapore, Thái Lan, Philippines, Lào...

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định: Thời gian qua, chuyên ngành mắt Việt Nam đã không ngừng được mở rộng và lớn mạnh đạt trình độ ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên tỷ lệ người nghèo mắc bệnh cao; thiếu phương tiện đi lại, kinh phí hỗ trợ cho bệnh nhân bị đục thể thuỷ tinh ở cộng đồng, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa... Chính vì vậy, chuyên ngành mắt cần tiếp tục nâng cấp về kỹ thuật, máy móc trang thiết bị, điều kiện làm việc, đào tạo đội ngũ cán bộ vừa đông về số lượng vừa chuyên sâu và có khả năng đáp ứng nhu cầu thực hành và chăm sóc sức khoẻ về mắt cho nhân dân. Đây cũng là dịp để các đại biểu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về chuyên ngành nhãn khoa; đồng thời xem xét đánh giá lại công tác phòng chống mù loà và chăm sóc mắt tại Việt Nam, đề ra định hướng chiến lược cho công tác này trong năm tới.

Nhân dịp này, Hội Nhãn khoa Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức Hội nghị Ngành Nhãn khoa Việt Nam năm 2012 trong 2 ngày (12 - 13/10) với 102 báo cáo về phòng chống mù loà, các đề tài nghiên cứu khoa học. Hội nghị dành phần lớn thời gian cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật trong nhãn khoa. Lĩnh vực này có 88 đề tài nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia nhãn khoa trong nước và quốc tế đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng trong nhãn khoa hiện nay và được chia thành 7 chuyên đề chính là: Glôcôm; kết mạc - giác mạc; dịch kính - võng mạc; mắt trẻ em và lĩnh vực điều dưỡng mắt; chấn thương mắt; phẫu thuật tạo hình và khúc xạ. Ở phần thảo luận hoạt động phòng chống mù lòa ở Việt Nam, có 14 báo cáo về một số vấn đề trọng tâm của phòng chống mù lòa và mục tiêu thị giác 2020, trong đó đề cập đến một số vấn đề đáng quan tâm như: Đánh giá quặm mắt hột gây mù ở Thanh Hóa; phẫu thuật đục thủy tinh thể ở cộng đồng; ứng dụng mô hình quản lý bệnh nhân mắc glôcôm tại Nam Định; vấn đề khúc xạ và đào tạo khúc xạ tại Việt Nam; kinh nghiệm từ các chương trình chăm sóc mắt cộng đồng hiệu quả; kinh nghiệm phòng chống mù loà và hỗ trợ người mù tại Pháp...

Nhân dịp này, Hội Nhãn khoa Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức kỷ niệm 95 năm thành lập cơ sở nhãn khoa đầu tiên ở Việt Nam và 55 thành lập Bệnh viện Mắt Trung ương. Hàng năm, bệnh viện đã khám và điều trị cho khoảng 300.000 người, phẫu thuật mắt cho hàng chục nghìn người, trong đó nhiều kỹ thuật cao chuyên sâu đã được ứng dụng như: Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị nhãn khoa, ghép giác mạc lớp, tán nhuyễn thuỷ tinh thể bằng siêu âm (phaco)... Nhờ đó, tập thể cán bộ nhân viên Bệnh viện Mắt Trung ương đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhận danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS. Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cũng được nhận Huân chương Lao động hạng Ba.../.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất