Thứ Sáu, 20/9/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Sáu, 28/9/2018 12:11'(GMT+7)

Hội thảo "Thể chế phát triển nhanh – bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn mới"

GS.TS. Phùng Hữu Phú phát biểu tại hội thảo

GS.TS. Phùng Hữu Phú phát biểu tại hội thảo

Tham dự hội thảo có GS.TS. Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Hoàng Thị Thuý Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016 – 2020” (Mã số KX.04/16-20), thực hiện nhiệm vụ tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng Dự thảo Văn kiện của Đại hội XIII của Đảng. 

GS. TS Hồ Sỹ Quý phát biểu (Ảnh: TA)

Các đại biểu dự hội thảo (Ảnh: TA)

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn nhấn mạnh: phát triển nhanh – bền vững trở thành nhu cầu bức thiết của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển, để không bị tụt hậu xa hơn so với các nước tiến tiến. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Về mặt thể chế, chúng ta từng bước đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, thể chế chính trị và thể chế phát triển xã hội. Đất nước đã bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, nhiều nội dung của thể chế phát triển theo chiều rộng đã không còn phù hợp, trở thành lực cản đối với sự phát triển. Hơn nữa, bối cảnh quốc tế đã thay đổi nhanh và diễn biến phức tạp; các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học – công nghệ đang có những phát triển mới, mang tính đột phá, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tăng tốc... tác động không nhỏ tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt ra những cơ hội lớn và những thách thức đối với sự phát triển của nước ta.

GS. TS Tạ Ngọc Tấn phát biểu khai mạc Hội thảo (Ảnh: TA)

GS. TS Tạ Ngọc Tấn phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: TA)

GS.TS. Tạ Ngọc Tấn cho rằng để đất nước không bị tụt hậu xa hơn, không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, nâng cao được năng lực cạnh tranh, nâng cao thế và lực của đất nước, đòi hỏi phải đẩy mạnh đổi mới và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển đất nước. Vì vậy, vấn đề xây dựng thể chế phát triển nhanh – bền vững là cấp thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn mới. 

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan cho biết: Vĩnh Phúc đã mạnh dạn lựa chọn một trong những cải cách khó khăn nhất, phức tạp nhất, cam go nhất hiện nay đó chính là cải cách thể chế và quản trị nhà nước, trong đó cải cách tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có thể xem là một nội dung trọng tâm, mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, là đổi mới cho sự phát triển...  

Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan phát biểu tại hội thảo (Ảnh: TA)

Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan phát biểu tại hội thảo (Ảnh: TA)

Hội thảo đã tập trung làm rõ hơn một số vấn đề: vai trò của thể chế và mối quan hệ giữa thể chế chính trị với thể chế kinh tế và thể chế xã hội trong quá trình phát triển; kinh nghiệm (thành công, không thành công) trong xây dựng và thực thi thể chế phát triển của một số nước trên thế giới, rút ra những gợi ý hữu ích đối với Việt Nam...

GS. TS Hồ Sỹ Quý phát biểu (Ảnh: TA)

GS. TS Hồ Sỹ Quý phát biểu (Ảnh: TA)

Kết luận hội thảo, GS.TS. Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến phát biểu và các tham luận gửi tới hội thảo để hoàn thiện các luận cứ lý luận khoa học và thực tiễn về xây dựng thể chế phát triển nhanh – bền vững; hoàn thiện các đề suất, kiến nghị liên quan, để góp phần thiết thực vào phục vụ sự nghiệp xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng./.

Nhật Minh 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất