Thứ Bảy, 21/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Sáu, 10/10/2008 15:9'(GMT+7)

Khai mạc Hội thi sơ khảo toàn quốc "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" khu vực V

Văn nghệ chào mừng Hội thi

Văn nghệ chào mừng Hội thi

Đến dự Lễ khai mạc có các đồng chí: Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo TW, Chủ tịch Hội đồng lý luận TW, Phó trưởng Ban chỉ đạo TW CVĐ "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Trần Văn Hằng, UVTW Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại TW; Vũ Văn Phúc, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW, Trưởng Ban Tổ chức, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Hội thi sơ khảo toàn quốc khu vực V; Phạm Sĩ Tam, Bí thư Đảng ủy ngoài nước, Trưởng Ban Chỉ đạo CVĐ "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của Đảng ủy ngoài nước, Lê Minh Nghĩa, Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập NXB CTQG; Trần Thị Minh Thủy, Phó Trưởng Ban Dân vận TW; Trần Trọng Toàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Đến dự Hội thi còn có đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở TW, lực lượng vũ trang, học sinh và nhân dân Thủ đô Hà Nội cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí TW và địa phương đến dự và đưa tin về Hội thi.

Phát biểu khai mạc Hội thi, đồng chí Vũ Văn Phúc, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW nêu rõ: Hội thi sơ khảo toàn quốc "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" dành cho người Việt Nam ở nước ngoài càng có ý nghĩa

hơn khi được tổ chức tại Thủ đô Hà nội đúng vào dịp Kỷ niệm 54 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10). Trong hơn một năm qua, cùng với các tầng lớp nhân dân trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở hơn 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhiệt tình hưởng ứng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" bằng tấm lòng thành kính đối với Bác Hồ. Các cấp ủy và cơ quan đại diện của nước ta ở nước ngoài đã quyết tâm tổ chức những hội thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", thu hút được hàng nghìn cán bộ, kiều bào, lưu học sinh, người lao động... tham gia, tạo nên một hoạt động chính trị hào hứng, sôi nổi ở nước ngoài, thể hiện tình cảm sâu nặng hướng về Tổ quốc và niềm tự hào của cộng đồng người Việt Nam đang định cư, sinh sống, công tác, lao động và học tập ở ngoài nước đối với tấm gương đạo đức sáng người của Bác. Hội thi đã có sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng và đạt kết quả bước đầu rất quan trọng, củng cố quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài...

Việc phát động Hội thi ở nước ngoài mang ý nghĩa chính trị to lớn trong việc góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại; tạo ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tạo cơ hội giao

Đ/c Vũ Văn Phúc trao Kỷ niệm chương
và Bằng chứng nhận cho các thí sinh

lưu, gắn kết hoạt động giữa người Việt Nam ở nước ngoài với các sinh hoạt chính trị chung của đất nước...

Để tiếp tục thực hiện mục đích đã đề ra, đồng chí Vũ Văn Phúc đề nghị Hội thi sơ khảo toàn quốc khu vực V cần đạt được các yêu cầu sau:

Một là, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó góp phần xây dựng nền tảng tinh thần tốt đẹp trong mỗi người Việt Nam dù sinh sống ở đâu.

Hai là, qua Hội thi tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong học tập và rèn luyện đạo đức cách mạng, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người; gắn các nội dung và hình thức tiến hành Cuộc vận động với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ đối ngoại, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài có hiệu quả thiết thực.

Ba là, thực hiện nghiêm túc Quy chế Hội thi, bảo đảm Hội thi diễn ra trang trọng, sôi nổi, hào hứng và đạt chất lượng cao, thông qua Hội thi lựa chọn được các thí sinh xuất sắc đại diện cho các thí sinh là người Việt Nam ở nước ngoài tham dự Hội thi chung khảo toàn quốc tổ chức vào ngày 17 đến 18-10-2008 tại Thủ đô Hà Nội...

Trong bài phát biểu chào mừng, đồng chí Phạm Sĩ Tam, Bí thư Đảng ủy ngoài nước, Trưởng Ban Chỉ đạo CVĐ "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của Đảng ủy ngoài nước cũng nêu rõ: Trong gần hai năm qua, cùng với Cuộc vận động sôi nổi ở trong nước, các cấp ủy và cơ quan đại điện ở nước ngoài đã có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn, với những nét đặc thù, sự khác nhau về phong tục, tập quán, văn hóa, luật pháp, thể chế chính trị của nước sở tại, triển khai Cuộc vận động ở ngoài nước với sự chủ động, nhất trí cao của cấp ủy và cơ quan đại diện... Do đó, công tác tuyên truyền về Cuộc vận động đối với cộng đồng ta ở nước ngoài đã bước đầu thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Các hội thi kể chuyện về Bác từ cơ sở luôn gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ và những hình thức hoạt động khác đã thu hút được sự tham gia đông đảo của cộng đồng người Việt. Hội thi kể chuyện đã trở thành những sinh hoạt sôi nổi trong đời sống tinh thần của cộng đồng, tăng cường sự gắn kết, đồng lòng hướng về quê hương đất nước và sự hiểu biết của bạn bè quốc tế đối với đất nước Việt Nam thân yêu...

Đồng chí Phạm Sĩ Tam khẳng định: Với số lượng trên 3,5 triệu người Việt Nam đang định cư, làm việc, lao động và học tập trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, đó là một bộ phận máu thịt không thể tách rời dân tộc, là nguồn lực quan trọng góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm tới, Đảng ủy ngoài nước sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để tiếp tục triển khai Cuộc vận động ở ngoài nước với các nội dung chủ yếu, như: tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là thế hệ thứ 3 nhận thức sâu sắc hơn về đạo đức sáng ngời của Người, về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, truyền thống văn hiến, tính nhân văn sâu sắc và về đức tính "cần, kiệm, liêm chính", vì nước, vì dân của Bác; chú trọng xây dựng các tổ chức, hội đoàn người Việt nhằm thu hút cộng đồng ta tham gia, tạo sự đoàn kết, gắn bó với đất nước...

30 thí sinh tham gia Hội thi sơ khảo toàn quốc lần này thuộc đông đảo các thành phần người Việt Nam đang định cư, công tác, học tập, lao động, sinh sống tại 20 nước trên thế giới (Thái Lan, Nga, Séc, Đức, Ba Lan, Lào, Slovakia, Hungary, Pháp, New Zealand, Ucraina, Trung Quốc, Bungary, Hà Lan, Nhật Bản, Italia, Campuchia, Hàn Quốc, Phần Lan, Mỹ) với đủ các
thành phần, trình độ và nghề nghiệp khác nhau (giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, thương nhân...). Trong đó có những thí sinh thuộc thế hệ thứ hai-sinh ra và lớn lên ở nước sở tại, có thí sinh có cha (mẹ) không phải người gốc Việt...  Thí sinh nhiều tuổi nhất là 71 tuổi (sinh năm 1937), thí sinh nhỏ tuổi nhất là 16 tuổi (sinh năm 1992). Các thí sinh đều là những người có phẩm chất chính trị tốt, yêu quê hương, đất nước, có tình cảm sâu sắc Bác Hồ, có nhận thức đúng đắn về sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều thí sinh là những Việt kiều tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho những hoạt động chung của cộng đồng tại địa bàn trong việc tăng cường khối đại đoàn kết, hướng về quê hương đất nước.

Cùng với quy chế và cơ cấu chấm điểm của Hội đồng Giám khảo, Ban tổ chức Hội thi vẫn tiếp tục duy trì hình thức phát phiếu tham khảo ý kiến bình chọn của khán giả trong tất cả các buổi thi. Trong buổi sáng và buổi chiều hôm nay sẽ là phần dự thi của 18 thí sinh đến từ Thái Lan, Nga, Séc, Đức, Ba Lan, Lào, Slovakia, Hungari, Pháp, New Zealand, Ucraina, Trung Quốc, Bungary và Hà Lan. Các thí sinh còn lại sẽ tranh tài trong buổi sáng ngày mai 11-10. Lễ bế mạc và công bố trao giải diễn ra vào tối 11-10. Đài PT-TH Hà Nội và VTV4 sẽ phát sóng trực tiếp Lễ trao giải.

Danh sách thí sinh dự thi

SBD

Họ & tên

Năm sinh

Chức vụ

Trình độ
chuyên môn

Đơn vị

Tên câu chuyện

1

Trịnh Văn Thái

1947

UV BCH Hội người Việt tỉnh Udon Thani

Giáo viên

Thái Lan

“Lớp học cách mạng của Bác Hồ”

2

Nguyễn Quốc Khánh

1986

ĐH

Nga

“Họ hy sinh cho Tổ quốc sống mãi”

3

Trịnh Thu Hương

1965

ĐH

Séc

“Lời Bác dặn trước lúc đi xa”

4

Đặng Thế Sáng

1957

CT CLB những người yêu thích nhiếp ảnh, thơ Berlin

PTTH

Đức

“Không có việc gì khó”

5

Nguyễn Cao Cường

1982

UV BCH Hội SVVN tại LB Nga

SV

Nga

“Lời Bác dặn trước lúc đi xa”

6

Nguyễn Thị Ngọc Thạch

1949

Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Ba Lan

ĐH

Ba Lan

“Trọn đời hy sinh vì nước vì dân”

7

Phạm Văn Tuân

(Minh Châu)

1948

Cán bộ Hội người Việt - Thủ đô Viêng-chăn

ĐH

Lào

“Qủa táo Bác Hồ cho em bé”

8

Đường Thanh Hương Giang

1992

HS lớp 11

Slovakia

“Bác Hồ thăm trại trẻ mồ côi Kim Đồng”

9

Trần Thị Thanh Sơn

1953

Giám đốc công tu POTREIKO KFT

Hungary

“Ba lần gặp Bác”

10

Hoàng Lan

(Gilles Yvonne)

1950

ĐH

Pháp

“Lời Bác dặn trước lúc đi xa”

11

Nguyễn Thị Hương Giang

1985

Nguyên Hội trưởng Hội SVVN tại Wellington

SV

New Zealand

“Đức tính tiết kiệm, giản dị của Bác Hồ”

12

Nguyễn Bích Ngọc

1984

Phó CT Hội SVVN tại Kharcov

ĐH

Ucraina

“Người về thăm quê”

13

Vũ Quỳnh Nga

1988

ĐH

Trung Quốc

“Chú ngã có đau không?”

14

Tưởng Xuân Mạnh

1986

ĐH

Bungary

“Bác chỉ muốn các cháu được học hành”

15

Trần Kim Dung

1987

SV

Trung Quốc

“Lời Bác dặn trước lúc đi xa”

16

Vũ Thanh Nga

1950

UV BCH Hội người VN làng Vat Pà tỉnh Nakhon Phanôm

Giáo viên

Thái Lan

“Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Thái Lan”

17

Nguyễn Đại Việt

1976

ThS

Hà Lan

“Bác Hồ với việc học ngoại ngữ”

18

Nguyễn Thị Ngọc Minh

1985

ĐH

Bungary

“Việc chi tiêu của Bác Hồ”

19

Trần Đăng Xuân

1973

CT Hội TNSV Việt Nam tại Okinawa

ThS

Giảng viên ĐH

Nhật Bản

“Chuyện của một người lính Nhật được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh”

20

Phan Thị Khánh Quỳnh

1984

ThS

Ucraina

“Bác Hồ gặp chị gái”

21

Trần Tử Quán

1937

Nguyên Chủ tịch Hội đoàn kết người Việt tại Italia

GS

Italia

“Bác Hồ thăm tượng thần Tự do và Vạn Lý trường thành”

22

Đoàn Phương Anh

1992

HS lớp 11

Slovakia

“Đôi dép Bác Hồ”

23

Nguyễn Thị Huyền Trang

1988

ĐH

Nga

“Bác Hồ đến thăm trại trẻ mồ côi Kim Đồng”

24

Phó Đức Dương

1988

Chủ tịch Hội LHS trường ĐH Bắc Kinh

SV

Trung Quốc

“Không có việc gì khó”

25

Thái Duy Khoa

1983

ĐH

Campuchia

“Bác Hồ tại Thái Lan”

26

Hoàng Minh Ngọc

1984

Phó CT Hội SVVN tại Hàn Quốc

ĐH

Hàn Quốc

“Bác Hồ học ngoại ngữ”

27

Dương Thị Tuyết

1960

PTTH

Phần Lan

“Lời Bác dặn trước lúc đi xa”

28

Kiều Linh

(Caroline Valverde)

TS

Mỹ

“Bác Hồ học ngoại ngữ”

29

Lê Hoài Thu

1985

ThS

Ucraina

“Bác Hồ với thanh niên quốc tế”

30

Phạm Thị Phương Nga

1960

ThS

Hà Lan

“Bác đến với người nghèo đêm giao thừa”


 AT



Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất