Thứ Sáu, 29/11/2024
Tin hoạt động
Thứ Ba, 2/9/2008 15:14'(GMT+7)

Khai mạc Nhạc hội đàn tranh châu Á

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Nhạc hội diễn ra tại TP.HCM, đây không chỉ là một hoạt động nhằm bảo tồn, phát triển và phổ biến những tinh hoa của âm nhạc truyền thống mà còn là dịp để các nghệ sĩ đàn tranh châu Á gặp gỡ, biểu diễn, giới thiệu đặc trưng âm nhạc truyền thống của nước mình, đồng thời giao lưu, tiếp cận những sáng tạo mới làm phong phú cho nghệ  thuật diễn tấu của đàn tranh.

Phát huy thành quả của Nhạc hội đàn tranh châu Á lần thứ nhất được tổ chức cách đây 8 năm đã tạo được dấu ấn đẹp về sự giao lưu âm nhạc dân tộc thông qua cây đàn tranh, Nhạc hội đàn tranh châu Á lần II - năm 2008 được tổ chức trong không khí chào mừng ngày Quốc khánh 2-9 với quy mô
lớn hơn. Tham gia Nhạc hội lần này có gần 100 nghệ sĩ đến từ các nước

  GS.TS Trần Văn Khê giới thiệu đàn tranh VN 
và vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Riêng nước chủ nhà Việt Nam tham gia  Nhạc hội lần này còn có GS.TS Trần Văn Khê, “cây đại thụ” về  nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền Việt Nam - ngoài việc tham gia thành phần Ban chỉ đạo, ông còn là “sứ giả” của nước chủ nhà giới thiệu  những nét độc đáo của chiếc đàn tranh.

. Lịch trình của nhạc hội đã được ấn định, cụ thể là hoạt động triển lãm (15h ngày 1-9 tại Cung Văn hóa Lao động); giao lưu, biểu diễn (19h30' ngày 1-9 tại Cung Văn hóa Lao động, 19h30' ngày 2 và 3-9, 20h ngày 4-9 tại Nhạc viện); thưởng thức múa rối nước (9h ngày 2-9 tại Cung Văn hóa Lao động).
 
Đặc biệt, trong đêm bế mạc 4-9 tại Nhạc viện TP HCM, tất cả các nghệ sĩ tham gia Nhạc hội sẽ cùng biểu diễn chung bài dân ca Lý ngựa ô đặc sắc của vùng đất  Nam Bộ. 

Đối với những người yêu thích nhạc cụ truyền thống dân tộc thì đây là cơ hội để thưởng thức âm sắc  trong trẻo của chiếc đàn tranh-một nhạc cụ truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Khán giả còn được dịp so sánh những điểm giống và khác nhau giữa đàn tranh với các nhạc cụ dân tộc cùng loại của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... Đây sẽ là một Nhạc hội tôn vinh nhạc cụ đặc sắc của Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát triển và phổ biến những tinh hoa của âm nhạc truyền thống thông qua ngôn ngữ đàn tranh cũng như tiếp cận những sáng tạo mới, hiện đại làm phong phú thêm cho nghệ thuật diễn tấu đàn tranh Việt Nam./.
 
(Nguồn: Báo Văn hoá)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất