“Chính trị hóa” các vụ án kinh tế, các quan hệ kinh tế bằng kiểu lập luận ngụy biện, lấy hiện tượng để quy kết bản chất, lấy cái cá biệt để quy chụp tổng thể... là chiêu bài được các thế lực thù địch sử dụng, “nhai đi nhai lại” liên tục.
Phiên
tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của
dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến
phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện
những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng “chính trị hóa” các quan
hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị,
chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà
nước...
THẤY GÌ TỪ VỤ XÉT XỬ TRƯƠNG MỸ LAN VÀ ĐỒNG PHẠM?
Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, với vai trò
chủ mưu của Trương Mỹ Lan, được dư luận truyền thông trong nước và quốc
tế đánh giá là vụ “đại án” có tính chất rất phức tạp, gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng.
Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã sử dụng những thủ đoạn tinh vi để “rút ruột” ngân hàng, tham ô, tham nhũng,
gây thiệt hại cho Nhà nước và các tổ chức, cá nhân với tổng số hơn
400.000 tỷ đồng. Đồng phạm giúp sức, cấu kết với Trương Mỹ Lan có 41
lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu
cán bộ Thanh tra Chính phủ; 1 cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước... và nhiều
cá nhân khác.
Chính vì tính chất phức tạp và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của vụ
án nên các cơ quan thực thi pháp luật đã phải xử lý một khối lượng công
việc khổng lồ, với khoảng 6 tấn hồ sơ, tài liệu. Điều tra, khám phá
thành công vụ án đặc biệt lớn, đặc biệt nghiêm trọng này là sự cố gắng
nỗ lực vượt bậc của các cơ quan thực thi pháp luật; thể hiện tinh thần
kiên quyết, kiên trì trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực... của Đảng, Nhà nước ta.
Những kẻ làm ăn bất chính, có hành vi tiêu cực, suy thoái tư tưởng
chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng... sẽ phải chịu những chế tài nghiêm khắc của pháp luật. Tinh thần
không có vùng cấm, không có ngoại lệ và hiệu lực của sức mạnh cảnh báo,
răn đe, nghiêm trị đã được thực thi rất nghiêm minh, thông suốt.
Tuy nhiên, với âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, nhiều phương tiện, ấn
phẩm truyền thông mang tư tưởng thù địch và tài khoản trên các nền tảng
mạng xã hội của các thành phần bất mãn, cơ hội chính trị, các đối tượng
thù địch trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài... lại cố tình bẻ
cong sự thật, xuyên tạc, lèo lái vụ án đi theo một hướng khác.
Từ khi Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm
đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm vào ngày 5/3/2024 đến nay,
nhiều phương tiện truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại và các tài
khoản của các tổ chức phản động trên mạng xã hội đã liên tục phát, đăng
tải những nội dung theo hướng “chính trị hóa” vụ án kinh tế để lèo lái
dư luận.
Họ lợi dụng thành phần xuất thân của Trương Mỹ Lan và một số đối
tượng khác (là người Việt gốc Hoa) để tung tin xuyên tạc, kích động. Một
mặt, họ cho rằng người như bị cáo Trương Mỹ Lan, pháp luật Việt Nam sẽ
không dám xử nghiêm; mặt khác, họ tung tin xuyên tạc, vu cáo Việt Nam
đang thực hiện cái gọi là “đàn áp tư sản”, rồi “khuyến cáo” các nhà đầu
tư nước ngoài từ bỏ ý định đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, truyền
thông mang tư tưởng thù địch còn lớn tiếng chỉ trích, phê phán hệ thống
pháp luật và hệ thống chính trị ở Việt Nam là “tạo ra nhiều lỗ hổng để
tham nhũng phát triển”...
TỈNH TÁO NHẬN DIỆN, QUYẾT LIỆT ĐẤU TRANH
Đứng trên lập trường khách quan, chúng ta thấy rõ, những luận điệu
mang đầy tính hiềm khích, xuyên tạc, kích động kiểu như vậy đều là những
dạng biểu hiện của “thuyết âm mưu” do các thế lực thù địch rắp tâm thực
hiện. Âm mưu của họ là gây mâu thuẫn dân tộc, phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân và chính sách dân tộc, tôn giáo; chính sách ngoại giao nhân
dân... của Đảng, Nhà nước ta; phá hoại môi trường đầu tư và sự phát
triển của nền kinh tế đất nước.
Bám vào những diễn biến của phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ
Lan và đồng phạm để tung tin xuyên tạc, kích động, lèo lái dư luận...
là thủ đoạn nằm trong chiến dịch truyền thông “bẩn” mang “thuyết âm mưu”
của các thế lực thù địch, chĩa mũi nhọn chống phá đất nước. Nhìn rộng
ra và xâu chuỗi các vấn đề, sự kiện trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của
Đảng trong thời gian qua, chúng ta sẽ thấy rõ hơn mưu đồ này.
Theo đó, trước, trong và sau mỗi vụ án, vụ việc, sự kiện... liên quan
đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đưa ra
ánh sáng công lý, thì truyền thông mang tư tưởng thù địch cũng dồn dập
các chiến dịch tuyên truyền theo hướng đả kích, chống phá. Họ không chỉ
cố tình sổ toẹt, phủ nhận thành tựu, hiệu lực, hiệu quả công cuộc xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà còn lấy đó làm môi trường để “ký
sinh” tư tưởng phản động nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Đảng ta đến
cùng.
“Chính trị hóa” các vụ án kinh tế, các quan hệ kinh tế bằng kiểu lập
luận ngụy biện, lấy hiện tượng để quy kết bản chất, lấy cái cá biệt để
quy chụp tổng thể... là chiêu bài được các thế lực thù địch sử dụng,
“nhai đi nhai lại” liên tục.
Để nhận diện rõ hơn chiêu bài thâm độc, xảo biện, xảo quyệt của các
thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị, phản động, cần có tư
duy biện chứng, đánh giá vấn đề một cách tổng thể, khách quan. Chúng ta
đều biết rõ, tham nhũng, tiêu cực là một thuộc tính của xã hội có giai
cấp. Không có bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào không tham nhũng và
không có các vụ án về kinh tế.
Nhìn gần hơn, ở một số quốc gia châu Á trong những năm vừa qua, người
ta còn truy tố, xử lý cả các nguyên thủ vì tội tham nhũng. Để khám phá,
điều tra thành công một vụ án kinh tế, hoàn toàn không phải là một công
việc dễ dàng. Nó đòi hỏi các cơ quan thực thi pháp luật phải mất rất
nhiều công sức, thời gian để truy tìm, củng cố, hoàn thiện chứng cứ, hồ
sơ.
Chính vì vậy, những quan điểm cho rằng, tham ô, tham nhũng, tiêu cực
là “đặc trưng” ở Việt Nam, rằng Việt Nam “càng chống, tham nhũng càng
nhiều” là kiểu lập luận quy chụp, phiến diện, võ đoán, cố tình “đánh bùn
sang ao” nhằm gây rối an ninh chính trị, phá hoại, kìm hãm sự phát
triển của đất nước.
Nhìn từ vụ án xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm cũng như tinh thần
kiên trì, kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ... trong công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay giúp cán bộ,
đảng viên và công dân yêu nước củng cố lòng tin, kiên định với mục tiêu,
chiến lược, sách lược của Đảng. Với phương châm lấy phòng ngừa là
chính, “chặt cành để cứu cây”, “trị một người để cứu muôn người”...,
tính nghiêm minh của pháp luật và tinh thần nhân văn xã hội chủ nghĩa
trong quan điểm của Đảng đã và đang phát huy mạnh mẽ hiệu lực, hiệu quả
chấn hưng, cảnh tỉnh, răn đe trong môi trường đầu tư và đời sống xã hội.
Thông qua đó, giúp chúng ta nhận diện rõ hơn những âm mưu, thủ đoạn
nham hiểm của các thế lực thù địch để có tinh thần, thái độ, phương pháp
đấu tranh mạnh mẽ, hiệu quả. Mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nòng
cốt là đội ngũ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu..., cần thống nhất nhận
thức, tuyệt đối không nghe theo, hùa theo những luận điệu xuyên tạc,
phản động.
Bên cạnh đó, cần lên tiếng đấu tranh trên không gian mạng, thông qua
các nền tảng mạng xã hội, vạch trần, lật tẩy, chỉ rõ những luận điệu
xuyên tạc mang ý đồ đen tối của các thế lực thù địch, góp phần lành mạnh
hóa môi trường truyền thông, bảo vệ vững chắc đường lối, chủ trương,
nền tảng tư tưởng của Đảng./.
PHAN NGUYỄN (qdnd.vn)