Thứ Sáu, 22/11/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 16/1/2019 17:14'(GMT+7)

Kinh tế số: "Nếu đi chậm một bước là chúng ta đang lùi"

Ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday 2018. (Ảnh: Vietnam+)

Ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday 2018. (Ảnh: Vietnam+)

Chính vì vậy, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA), Bộ Công Thương tổ chức ngày 16/1 tại Hà Nội, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đề nghị IDEA cần tham mưu giúp lãnh đạo bộ trong việc rà soát, sửa đổi các cơ chế, chính sách... liên quan đến thương mại điện tử, làm nền tảng để lĩnh vực này tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Ông Hưng cũng đề nghị, năm 2019 cần có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đối với lĩnh vực thương mại điện tử. Theo đó, mỗi vấn đề đưa ra phải có mục tiêu cụ thể, cũng như đánh giá kết quả trong một năm thực hiện để xem lĩnh vực này đang đứng ở đâu và bức tranh phát triển thương mại điện tử sẽ như thế nào?

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển đồng bộ và hoàn thiện hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu IDEA nghiên cứu và đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng để tạo ra nền tảng thúc đẩy phát triển nền kinh tế số.

“Kinh tế số và thương mại điện tử là tất cả những cái có tốc độ phát triển cao nhất, nhanh nhất. Nếu chúng ta đi chậm một bước là chúng ta đang lùi chứ không phải dẫn đầu. Người đi đầu mà đi chậm thì không hy vọng người đi sau đi nhanh được”, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng lưu ý thêm.

Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, giá trị thương mại của Thương mại điện tử hàng năm tăng khoảng 25-26%. Tuy vậy, hiện nay thương mại điện tử mới chiếm hơn 3% giá trị giao dịch của thương mại trên thị trường.

Đáng chú ý, 70% giao dịch qua kênh này lại tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi 61 tỉnh thành còn lại chỉ chiếm 30% còn lại.

Do vậy, để tạo thêm động lực mới, ông Nguyễn Kỳ Minh, Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) cho biết, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam đã đề xuất cùng phối hợp với Bộ Công Thương hướng phát triển thương mại điện tử bền vững.

Nột trong những mục tiêu chính của chương trình này là đến 2025 thương mại điện tử của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu cả nước, tốc độ tăng trưởng vẫn giữ ở mức 25-30%/năm nhưng chỉ chiếm 50% giá trị giao dịch trên toàn thị trường và 50% còn lại thì cho 61 tỉnh thành còn lại.

"Năm 2019, Cục cần đẩy mạnh hợp tác với Hiệp hội về chương trình thương mại điện tử bền vững, bởi vì ở Việt Nam không có sự tham gia của Cục sẽ rất khó để triển khai đến tận địa phương, quan trọng là thị trường nông thôn để họ có cơ hội bán được hàng", ông Nguyễn Kỳ Minh kiến nghị.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng phát biểu tại buổi họp Tổng kết Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. (Ảnh: Vietnam+)

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, về hạ tầng kinh tế số, trong năm 2018, IDEA đã triển khai hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia Keypay và triển khai giải pháp quản lý chứng từ điện tử trong thương mại. Bên cạnh đó, Cục cũng tập trung phát triển giải pháp cho Thương mại điện tử trên nền tảng hạ tầng SMS và dịch vụ viễn thông và phát triển hạ tầng thẻ thông minh.

IDEA cũng đã tiếp nhận và xử lý gần 2.710 lượt phản ánh trên Cổng thông tin quản lý hoạt động Thương mại điện tử về các hành vi như không đăng ký, thông báo website, cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giả mạo doanh nghiệp khác để lừa đảo khách hàng.

Để hoàn thành kế hoạch đề ra trong định hướng nhiệm vụ năm 2019, theo ông Hải, IDEA sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng, từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách về Thương mại điện tử và kinh tế số, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực thu pháp luật về Thương mại điện tử và xử lý xi phạm./.

(Vietnam+)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất