Chủ Nhật, 29/9/2024
Môi trường
Thứ Tư, 20/1/2010 21:18'(GMT+7)

LHQ điều tra lại cảnh báo về nguy cơ tan băng sông ở dãy Himalaya

IPCC đã đưa ra khuyến cáo về hiện tượng sông băng ở Himalaya tan nhanh. Ảnh: AFP

IPCC đã đưa ra khuyến cáo về hiện tượng sông băng ở Himalaya tan nhanh. Ảnh: AFP

Nguyên do là vì cuối tuần trước, tờ Sunday Times của Anh đưa tin rằng, việc lấy mốc năm 2035 là năm các sông băng ở Himalaya có thể biến mất được đưa ra không dựa trên một nghiên cứu có giá trị nào mà chỉ là lời tuyên bố của một nhà khoa học Ấn Độ trên Tạp chí New Scientist năm 1999. Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Jairam Ramesh cũng lớn tiếng phê bình IPCC về thông tin này và yêu cầu có lời giải thích hợp lý kèm những bằng chứng cụ thể.

Chưa hết, tờ Sunday Times còn đưa ra giả thuyết rằng, những dự đoán nói trên dựa theo một nghiên cứu của nhà khoa học Nga Vladimir Klotlyakov từ năm 1996 nói rằng các sông băng ở Himalaya có thể biến mất vào năm 2350. Sunday Times ngờ rằng, IPCC đã mắc lỗi trong việc "sao chép nhầm ngày tháng" (nhầm lẫn năm 2350 thành 2035). Trên thực tế, năm 2007, IPCC đã cảnh báo rằng các sông băng ở Himalaya đang tan nhanh và có nguy cơ biến mất vào năm 2035.

Trả lời phỏng vấn các nhà báo, giáo sư người Áo Georg Kaser, một chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về sông băng thuộc Viện nghiên cứu Innsbrck và là một trong những đồng tác giả của bản báo cáo đưa ra hồi năm 2007 của IPCC, nói rằng từ năm 2006 ông đã từng cảnh báo các cộng sự về dự đoán "sai" nói trên. Tiến sĩ Rajendra Pachauri khẳng định, đây là vấn đề nghiêm trọng và Liên Hợp Quốc sẽ điều tra chi tiết để có lập trường rõ ràng về vụ tai tiếng này.

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, IPCC đã liên tiếp xảy ra 2 vụ scandal. Hồi đầu tháng 12 năm ngoái, LHQ đã quyết định tiến hành điều tra vụ rò rỉ hơn 1.000 thư điện tử từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới liên quan đến những quan điểm trái ngược nhau về biến đổi khí hậu toàn cầu.

CAND


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất