Thứ Sáu, 20/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Năm, 27/11/2014 20:1'(GMT+7)

Một chặng đường phát triển văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh

Đồng chí Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tặng hoa chúc mừng Đại hội VHNT tỉnh.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tặng hoa chúc mừng Đại hội VHNT tỉnh.

Vớ sự nỗ lực đồng sức, đồng lòng, đoàn kết, sáng tạo của 540 hội viên sinh hoạt tại 9 chuyên ngành văn học, nghệ thuật, cùng với sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh, những năm qua đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh Quảng Ninh đã tạo nên một đời sống văn học nghệ thuật phong phú, sôi động, tiếp nối truyền thống văn học nghệ thuật của các thế hệ văn nghệ sĩ đi trước. 

Được đánh giá là tỉnh có phong trào văn học, nghệ thuật (VHNT) phát triển mạnh mẽ, nhiều nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sỹ, ca sĩ, diễn viên trưởng thành qua các phong trào và không ít người trong số đó thành danh được công chúng cả nước mến mộ như cố Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung, Nghệ sĩ Nhân dân Quang Thọ, Nhà văn Tô Ngọc Hiến, Lý Biên Cương, Nhà thơ Trần Nhuận Minh, Nhạc sĩ Đỗ Hòa An…. 

Năm năm qua, đã có 3 nghệ sĩ của Quảng Ninh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân Chương lao động (Huân chương lao động hạng Nhì của Nhà thơ Trần Nhuận Minh, Huân Chương Lao động hạng Ba của Nhà văn Lê Toán, Nhà thơ Mai Phương); cố Nhà văn Lý Biên Cương được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; Nhạc sỹ Đỗ Hòa An được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích hoạt động văn học nghệ thuật và đạt nhiều giải thưởng cao trong sáng tác; các nghệ sỹ Tân Bình, Hồng Vân được phong tặng danh hiệu nghệ sỹ ưu tú, NSNA Đỗ Kha được công nhận kỷ lục “Người chụp ảnh Vịnh Hạ Long đen trắng cổ nhiều nhất Việt Nam” và NSNA Đỗ Giang (con trai NSNA Đỗ Kha) được công nhận kỷ lục “Người chụp ảnh Vịnh Hạ Long từ trên cao nhiều nhất Việt Nam”.

Nhà văn Trần Tâm đoạt giải Nhất với bộ tiểu thuyết “Đất bỏng”; nhà thơ Trịnh Công Lộc đoạt giải Nhì với chùm thơ viết về người thợ mỏ, nhà văn Trần Chiểu đoạt giải Ba với tiểu thuyết “Than mặt quỷ” và nhà thơ Trần Đình Nhân đoạt giải Tư với chùm thơ “Người ở mỏ”...

Tại cuộc phát động sáng tác về đề tài công nhân và công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, Nghệ sĩ Vũ Phong Cầm đoạt giải A Liên hoan phim toàn quốc về đề tài môi trường năm 2014 và gần 200 văn nghệ sỹ Quảng Ninh đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, cuộc vận động sáng tác của các Hội chuyên ngành nghệ thuật Trung ương…

Có được những thành tích trên là nhờ Hội VHNT Quảng Ninh luôn quan tâm đến công tác giới thiệu tác phẩm, chú trọng việc mở các trại sáng tác và đi thực tế theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng liên kết vùng, tạo môi trường luôn đổi mới cho sáng tạo VHNT. Đây là hướng đi tích cực nhằm trao đổi kinh nghiệm sáng tác giữa các văn nghệ sỹ trong và ngoài tỉnh trong điều kiện nguồn ngân sách của tỉnh cấp cho hoạt động VHNT còn eo hẹp.

Đều đặn trong 5 năm, Hội đã tổ chức 25 trại sáng tác cho gần 600 lượt hội viên, và 10 chuyến đi thực tế trong và ngoài tỉnh. Tham dự trại, các tác giả đã gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc về những vấn đề lý luận liên quan đến đặc trưng các thể loại, phong cách nghệ thuật và kinh nghiệm sáng tác của các nhà thơ, nhà văn, đồng thời, cũng là dịp để các tác giả tự đánh giá về phong cách nghệ thuật của mình và khám phá, tạo dựng, định hình một phong cách nghệ thuật mới. Ngoài việc tổ chức trại, phân hội còn gửi hội viên tham gia các trại sáng tác văn học của trung ương, khu vực và các ngành. 

Bên cạnh việc tổ chức đi thực tế, mở trại sáng tác, những năm qua hoạt động công bố, giới thiệu và quảng bá các tác phẩm có nhiều đổi mới góp phần thúc đẩy, động viên phong trào sáng tác của hội viên. Công tác công bố, giới thiệu tác phẩm được Ban sáng tác và công bố tác phẩm xây dựng chương trình, kế hoạch công bố và giới thiệu theo từng Quý. Hội cũng đã tổ chức xét hỗ trợ kinh phí công bố tác phẩm từ quỹ đầu tư sáng tác của Chính phủ cho 230 tác phẩm. Năm 2009 hỗ trợ cho 42 tác phẩm; năm 2010 hỗ trợ được 42 tác phẩm; năm 2011 hỗ trợ 60 tác phẩm; năm 2012 hỗ trợ 86 tác phẩm; năm 2013, đã xét hỗ trợ 02 đợt cho tác hơn 200 tác phẩm của 80 tác giả, nhóm tác giả.

Báo Hạ Long trực thuộc Hội VHNT Quảng Ninh đã góp phần tích cực trong việc giới thiệu, quảng bá tác phẩm VHNT đến đông đảo nhân dân. Từ 2008 đến nay, báo đã đăng tải hàng nghìn bài thơ, truyện ngắn, ký, phóng sự văn học, lý luận phê bình, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc, các công trình nghiên cứu...đặc biệt Báo Hạ Long cũng đã làm tốt công tác tổ chức, quảng bá  cuộc thi sáng tác VHNT của tỉnh phát động gồm: Cuộc vận động sáng tác các tác phẩm VHNT, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (2009 - 2012); Cuộc vận động sáng tác các tác phẩm báo chí về vịnh Hạ Long (2008 - 2009); Cuộc thi sáng tác văn học tuổi học trò lần thứ nhất (2011 - 2012); Cuộc thi sáng tác các tác phẩm VHNT, báo chí và tìm hiểu về quê hương Quảng Ninh 50 năm xây dựng và phát triển...Từ đó đã làm tốt chức năng giới thiệu, quảng bá các tác phẩm VHNT đến đông đảo bạn yêu VHNT trong và ngoài tỉnh.

Công tác nghiên cứu, đổi mới, phát triển lý luận VHNT thường xuyên được quan tâm và đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc phân tích, đánh giá, định hướng hoạt động sáng tác văn nghệ, nâng cao các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của VHNT tác động tích cực đến nhu cầu, thị hiếu công chúng đã từng bước được nâng lên, nhằm từng bước phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà một cách bền vững. Lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh thường xuyên sự quan tâm, chú trọng đến công tác nghiên cứu, đổi mới, phát triển lý luận phê bình văn học. 

Theo đó, từ 2008 đến nay, Hội VHNT tỉnh đã tổ chức được 16 cuộc Hội thảo và tọa đàm về phát triển lý luận VHNT. Phối hợp với Hội Mỹ thuật, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức tổ chức Hội thảo “Đổi mới phương thức sáng tác, nâng cao lý luận Mỹ thuật, Nhiếp ảnh”; Phối hợp với Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội thảo về “Thơ ca hiện đại” trong khuôn khổ Liên hoan Thơ Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ nhất tại Quảng Ninh; phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Lý luận Mỹ thuật đương đại”; phối hợp với Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh tổ chức tọa đàm về “Văn học vùng Mỏ”; tổ chức các buổi sinh hoạt, tọa đàm chuyên đề trong khuôn khổ ngày thơ Quảng Ninh hằng năm. Đáng chú ý nhất là 02 cuộc Hội thảo về “Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao sức sáng tạo VHNTcủa văn nghệ sĩ Quảng Ninh", "Củng cố và nâng cao hoạt động lý luận phê bình VHNT tỉnh Quảng Ninh" và các buổi tọa đàm về “Nâng cao hiệu quả trong sáng tác VHNT thời kỳ mới” được tổ chức VN8 +1 (tổ chức liên kết của 08 Hội VHNT phát triển khu vực phía Bắc nhằm tăng cường giao lưu, phát triển văn học nghệ thuật các địa phương). Qua các buổi hội thảo, tọa đàm, văn nghệ sỹ được giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức lý luận, trau dồi thực tế, sáng tạo trong lao động nghệ thuật. Kết quả: Đội ngũ văn nghệ sỹ luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, đúng đắn về phương pháp sáng tác và xu thế nghệ thuật, không bị ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa không lành mạnh, tập trung đầu tư sáng tác các tác phẩm VHNT có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Công tác tổ chức ngày càng mở rộng và phát triển. Trước năm 2008, công tác tổ chức cán bộ của Hội VHNT tỉnh chưa được quan tâm đúng mức, chưa có quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, việc thành lập, bổ nhiệm cán bộ không có cơ sở pháp lý… ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ đạo, tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật và tư tưởng cán bộ cơ quan Hội. Từ tháng 01/2009 đến 6/2009, lãnh đạo Hội đã  xây dựng Đề án về công tác tổ chức Hội trình UBND tỉnh ra Quyết định 1005/QĐ-UB ngày 13/01/2009 công nhận các Ban chức năng và đơn vị trực thuộc Hội VHNT Quảng Ninh. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Hội bổ sung biên chế hàng năm và thành lập các phòng ban chuyên môn trực thuộc Hội, bổ nhiệm các chức danh theo quy định. Đến nay Hội đã có 04 phòng, ban chuyên môn gồm: Văn phòng Hội, Ban Công tác hội viên, Ban Sáng tác và công bố tác phẩm, Báo Hạ Long. 

Hoạt động của các Hội VHNT địa phương được củng cố kiện toàn. Thường trực Hội đã có nhiều cuộc làm việc với các cơ quan chức năng giải thể tổ chức Hội Văn học Nghệ thuật Miền Đông (theo đề nghị của Hội VHNT Miền Đông và ý kiến đồng thuận của cấp ủy các huyện Miền Đông); Đến nay đã thành lập mới 02 Hội VHNT huyện Tiên Yên và thành phố Móng Cái, 05 chi hội VHNT ở các huyện Miền Đông và 03 chi hội ở doanh nghiệp của Tập đoàn Than hoạt động theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ. Đồng thời, tham mưu trong công tác thành lập các Hội VHNTđịa phương trong đó, Chủ tịch Hội là Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn xã, hoặc đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm nhiệm. Đến nay, 100% Hội VHNT các huyện, thị xã, thành phố đã có các đồng chí lãnh đạo UBND, Ban Tuyên giáo tham gia Ban Chấp hành của Hội và giữ chức Chủ tịch Hội. Đồng chí Phó Chủ tịch chuyên trách được hưởng lương hoặc phụ cấp theo quy định. Bên cạnh đó, các Hội VHNT địa phương hàng năm ngoài nguồn ngân sách được cấp để duy trì hoạt động hàng năm còn được hỗ trợ ít nhất là 100 triệu đồng để phục vụ cho việc sáng tác và quảng bá các tác phẩm VHNT.

Đổi mới trong công tác tổ chức ở các cấp Hội đã làm cho hoạt động VHNT Quảng Ninh có nhiều hoạt động sáng tạo, khởi sắc, tạo điều kiện phát triển hơn cả về số lượng và chất lượng phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của địa phương và góp phần làm phong phú đời sống tinh thần nhân dân, sáng tạo ra các tác phẩm VHNT với quyết tâm “xây dựng đội ngũ làm công tác VHNT Quảng Ninh vững mạnh về chính trị, tâm huyết trong sáng tạo, từ đó tạo ra những tác phẩm văn học lớn, mang tầm thời đại”./.

Đặng Dung

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất