GS Cao Chi cho biết, muốn làm ĐHN phải có sự cam kết của Nhà nước, từ đó mới có thể huy động mọi nhân lực, vật lực, tài lực, mới có đủ tư cách pháp nhân trên trường quốc tế. Đây là khuyến cáo đầu tiên mà Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đưa ra.
Tuy nhiên, muốn làm được việc đó không một Bộ nào đứng riêng lẻ làm được mà cần sự hợp lực của nhiều Bộ, và muốn điều hành được công việc của nhiều Bộ, cần thành lập một BCĐ quốc gia chương trình hạt nhân.
Trên thế giới, NEPIO mang nhiệm vụ lớn và vai trò hết sức quan trọng. Sự lãnh đạo của NEPIO có tính chất sống còn đối với sự thành bại của Dự án Nhà máy ĐHN.
Trong bản "Tóm tắt đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng của điện hạt nhân theo hướng dẫn của IAEA", giai đoạn đầu, NEPIO có các nhiệm vụ: Xác định vị trí của nhà nước với Dự án; An toàn hạt nhân (nhận thức của NEPIO về rủi ro từ sự vận hành nhà máy điện hạt nhân và nhu cầu tăng cường luật quốc gia và phát triển cơ sở hạ tầng an toàn của chúng); quản lý; sắp xếp tài chính; khuôn khổ pháp lý; thanh sát hạt nhân; khuôn khổ pháp quy; bảo vệ phóng xạ; mạng lưới điện.
Đồng thời, NEPIO có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực (xác định kiến thức và kỹ năng cần thiết hỗ trợ cho chương trình điện hạt nhân); địa điểm (khảo sát tổng quan các địa điểm tiềm năng, xác định các địa điểm có khả năng); bảo vệ môi trường (phải phân tích các vấn đề về môi trường, phải thông tin tuyên truyền các ảnh hưởng và việc cải thiện môi trường).
Bên cạnh đó, nhiệm vụ mà NEPIO cần làm đó là: Xử lý sự cố; an ninh và bảo vệ vật liệu hạt nhân; chu trình nhiên liệu (phát triển hiểu biết và tiếp cận với chu trình nhiên liệu hạt nhân. Xem việc cất giữ nhiên liệu hạt nhân tạm thời);
Xử lý chất thải phóng xạ (phải nhận thức về gánh nặng chất thải phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân. Các phương án chôn cất cuối cùng chất thải phóng xạ mức độ cao); Mua thiết bị (nhận thức các yêu cầu đặc biệt gắn với mua sắm thiết bị và dịch vụ hạt nhân. Thực hiện các chính sách thích hợp cho mua sắm hạt nhân).
Theo GS Cao Chi, tất cả nhiệm vụ của IAEA đưa ra, hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện và đã thành công trong quá trình xây dựng và hoạt động nhà máy ĐHN. Tuy nhiên, cũng có khả năng Việt Nam không thực hiện được hết các nhiệm vụ, do điều kiện hạn chế.
Về thành phần, nhiều nước lấy các Bộ quan trọng như Bộ Công thương; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục & Đào tạo; Bộ Tài nguyên & Môi trường làm thành phần chính trong BCĐ. Mặt khác, có thể huy động sự tham gia của những chuyên gia Việt kiều trong ngành hạt nhân vào BCĐ. Dưới BCĐ sẽ có những BCĐ chuyên ngành ví dụ đào tạo, pháp quy, quy hoạch, HTQT,...
NEPIO gồm nhiều tổ chức tập hợp nên như công nghiệp quốc gia, tổ chức năng lượng nguyên tử, bộ phận đào tạo, công ty cung cấp điện, bộ phận pháp quy...
NEPIO đóng vai trò chỉ đạo mọi mặt; điều phối để phát triển hạ tầng cơ sở, nhưng trong giai đoạn nhất định N có thể phân quyền và trao quyền cho tổ chức nhất định.
Cũng theo GS Cao Chi, trong tương lai, Dự án ĐHN ở Việt Nam không chỉ có Ninh Thuận, mà sau này chúng ta còn phát triển thêm nhiều nhà máy ĐHN nữa. Do đó, BCĐ Dự án ĐHN Ninh Thuận có thể nâng cấp và trở thành BCĐ chương trình ĐHN trong kế hoạch dài hạn.
Hôm 4/5, Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định thành lập BCĐ Nhà nước Dự án ĐHN Ninh Thuận do Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải làm trưởng ban. BCĐ có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng Dự án ĐHN Ninh Thuận.
Chủ trương đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận, với tổng mức đầu tư khoảng 200.000 tỷ đồng gồm 2 nhà máy có tổng công suất trên 4.000 MW, được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2009.
Việt Nam cần đặc biệt chú trọng đến Đào tạo nguồn nhân lực |
GS Cao Chi Đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu chương trình Đào tạo nhân lực, vì nước ta đã muộn trong lĩnh vực này.
Theo khuyến cáo của IAEA, chương trình đào tạo nhân lực phải làm ở mức Chính phủ, mức Nhà nước.
Trong khi đó, chương này hiện ở Việt Nam lại nằm rải rác ở nhiều nơi: Cục an toàn bức xạ hạt nhân, ĐH Bách Khoa, EVN… Do đó, Việt Nam cần dự án đào tạo có tính chất quyết liệt. Không làm theo khuyến cáo của ISIE đào tạo nhân lực rất khó thành công. |
Phạm Hương (Bee)