Thứ Bảy, 23/11/2024
Chính sách
Thứ Bảy, 15/10/2016 13:54'(GMT+7)

Ngân sách Trung ương dành 41.397 tỷ đồng giảm nghèo bền vững

Ảnh minh họa. (Nguồn: Bộ LĐTBXH)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Bộ LĐTBXH)

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết như vậy tại Hội nghị Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, sáng 15-10. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tham dự hội nghị.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 có 5 dự án thành phần: Chương trình 30a; chương trình 135; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30a, chương trình 135; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình. Chương trình 30a bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên địa bàn các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Chương trình 135 bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn bản đặc biệt khó khăn. 5 năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã bố trí 47.339,248 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Trong đó, ngân sách Trung ương bố trí đạt 33.842,207 tỷ đồng, đạt 115% kế hoạch; ngân sách địa phương bố trí đạt 5.003,291 tỷ đồng, đạt 125% kế hoạch; tổng vốn hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau đạt 8.493,75 tỷ đồng, đạt 283% kế hoạch.

Với nguồn lực lớn như vậy, 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 4,25% năm 2015, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, bình quân giảm 2%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 58,33% cuối năm 2010 xuống còn 28% năm 2015, bình quân giảm trên 6%/năm, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011. Riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần.

CHIẾN THẮNG (QĐND)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất