Thứ Ba, 1/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Năm, 27/11/2008 6:47'(GMT+7)

Những chuyện không mới nhưng vẫn... kinh ngạc!

Sách thật khóc... nhìn sách giả

Ngay cạnh phố sách Nguyễn Xí, Đinh Lễ lúc nào cũng nườm nượp người mua là hai hiệu sách lớn trên phố Tràng Tiền. Những hiệu sách này cũng nườm nượp người ra kẻ vào nhưng đa phần chỉ xem sách và sinh viên học sinh đến…đọc sách chùa.

sach01.jpg
Nhà sách quốc doanh luôn đông đúc người xem sách và sinh viên học sinh đến… đọc sách chùa. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Hoàn toàn dễ hiểu khi cùng một cuốn sách với nội dung như nhau, chất lượng như nhau nhưng giá ở trong nhà sách lại chênh lệch tới 30 - 50% so với sách ngoài phố, thậm chí có những cuốn sách văn học cũ có thể giảm giá tới 70% so với giá bìa.

Tất cả các cửa hàng ở trên phố Đinh Lễ đều treo biển “giảm giá hết cỡ”, “giảm giá 30 - 50%”. Sách được giảm giá nhiều nhất thông thường là những loại dày, ít người quan tâm đến như Bách khoa tri thức, Triết học. Loại này dao động lệch giá từ 30 - 50%.

Các thể loại thu hút được sự chú ý nhiều hơn như văn học, chính trị thì giá chỉ nhích xuống khoảng 20%. Vài cửa hàng ở phố Đinh Lễ còn “chơi sang” cho in thêm một mã vạch mới, giá mới để dán vào bìa sau cho bạn đọc dễ chọn.

Hỏi bất kỳ chủ nhà sách nào về lý do giá sách lại chênh lệch nhiều đến như thế trong khi trong nhà sách của cty phát hành sách ngay gần đó vẫn bán nguyên giá bìa, người mua sẽ nhận được những câu trả lời giống hệt nhau: Các nhà sách tư nhân hoặc tự bỏ tiền ra, kết hợp với khâu xuất bản để cùng in ấn, hoặc nhập vào trực tiếp từ nhà xuất bản chấp nhận bán giá thấp, lấy số lượng lớn để bù chi phí.

Vậy nên, hầu hết sách ở các gian hàng đều có tem bản quyền đầy đủ. Chất lượng giấy và kỹ thuật in ấn cũng không có khác biệt so với sách được bày bán trong những nhà sách xung quanh.

sach02.jpg
Gi gì gì gi sách gì cũng được giám giá... (Ảnh: Tuấn Hải)

Chính bởi những lý do trên nên những hiệu sách “vệ tinh” này luôn thu hút được một số lượng lớn khách hàng, mà chủ yếu là người trẻ. Trong khi đó, hiệu sách chính thức của Nhà nước lại vô cùng đìu hiu. Thậm chí, có nhiều người đã vào hiệu sách nhà nước, nhưng khi thấy giá quá cao lại quay ra với sách giảm giá ngay ở phía bên cạnh…

Sách rẻ đều là sách lậu?  

Theo lời của ông Nguyễn Dược - Một đầu nậu có tiếng ở Hà Nội, nay đã “giải nghệ” thì lý do mà các nhà sách đưa ra chỉ là để đối phó với khách hàng, cơ quan quản lý hoặc để “lừa” mấy anh nhà báo thiếu thông tin (!).  

Ông Dược cũng cho biết, sách giảm giá từ 30 - 50% thực chất đều là sách in nối bản không phép tức là sách lậu. Ngay tại phố Đinh Lễ, Nguyễn Xí, có những cuốn sách ghi trên bìa là in 500 cuốn nhưng khi hỏi mua, nhiều nhà sách sẵn sàng cung cấp 1000 cuốn với giá chỉ bằng 65% giá bìa kèm theo lời cam kết đó đều là sách xịn (!)

Nếu như những cuốn sách được bán tại Đinh Lễ khá “chính thống” và chất lượng không khác gì sách trong các nhà sách gần đó thì sách tại một số nơi được coi là “phố sách giá rẻ” khác như đường Láng, đường Phạm Văn Đồng, bên cạnh số lượng lớn sách có tem tiêu chuẩn và mã vạch, vẫn xuất hiện những sản phẩm “cây nhà lá vườn” khá nhập nhằng về nguồn gốc. 

Bộ truyện của Sidney Sheldon là một ví dụ. Trong khi bìa một ghi rõ: NXB Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm ấn bản thì bìa cuối lại không hề có mã vạch và tem bản quyền. Thay vào đó, là một ô vuông rất to và nổi ghi tên hiệu sách Quyết Bình ở 808 đường Láng.  

sach03.jpg
Chợ sách đêm đường Láng. (Ảnh: Tuấn Hải)

Hay như bộ tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, cũng vẫn là sự bắt tay hợp tác (ảo?) giữa một nhà xuất bản danh tiếng nọ với hãng sách tư nhân… tầng 2 nhà 5 vu vơ nào đó.

Về khoản này, chủ nhà sách trên còn cho treo trong nhà một bài báo nói về việc họ đã bỏ ra bao nhiêu tiền để in với nhà sách, họ bị xử ép thế nào trên thị trường và cả thư mời của tòa án về việc xử oan sai… như sợ người mua không biết.

Bên cạnh đó, hoạt động mua bán sách còn bị làm cho rối loạn bởi một số những kẻ làm sách lậu in những cuốn sách có nội dung mê tín dị đoan như Lịch vạn sự, sách tử vi… không có giấy phép của các cơ quan quản lý. Những loại sách này cùng loại sách in lậu chất lượng kém thường được bày bán ở các quầy sách di động vỉa hè xuất hiện ở nhiều nơi trong thành phố.

Hiện nay, có rất nhiều NXB tham gia liên kết với các nhà sách ở bên ngoài. Mặt tích cực của hoạt động liên kết này thể hiện khá rõ trong thời gian vừa qua: Nắm bắt tốt nhu cầu của độc giả và đáp ứng những nhu cầu đó; nhiều cuốn sách mới, hay của thế giới được chuyển ngữ và giới thiệu tới độc giả Việt Nam, sự cạnh tranh cũng khiến cho chất lượng của các loại sách được nâng cao rõ rệt.  

Tuy nhiên, hoạt động liên kết xuất bản cũng gây cho các cơ quan quản lý nhiều khó khăn trong việc giám sát. Lấy đơn cử như thời gian vừa rồi, một loạt NXB địa phương như Thanh Hoá, Đà Nẵng đã có những vi phạm về liên kết xuất bản và bị cơ quan quản lý “thổi còi”.

sach04.jpg
Nhộn nhịp phố sách "giảm giá hết cỡ" Đinh Lễ. (Ảnh: Tuấn Hải)

Ngay cả một số NXB có uy tín như NXB Trẻ, XNB Hội Nhà văn, NXB Mỹ Thuật cũng có những sai phạm bắt nguồn từ những cuốn sách liên kết với các đối tác bên ngoài.

Sách rẻ, đương nhiên là người mua được lợi, người bán thì “siêu lợi nhuận” nên không có lý do gì khiến cho những hiệu sách giảm giá ở Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Láng, Phạm Văn Đồng không hút khách.

Chỉ có những tác giả thì kêu trời vì quyền lợi của mình đã bị các đầu nậu ăn chặn nghiêm trọng, Nhà nước mất rất nhiều tiền thuế từ những hoạt động gian lận sách và sách lậu đủ mọi loại hình thức vẫn tràn lan trên thị trường.
(Theo Tin tuc Online)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất