Thứ Sáu, 15/11/2024
Tin hoạt động
Thứ Năm, 28/12/2017 10:2'(GMT+7)

Phát triển đô thị Đà Lạt gắn với bảo tồn cảnh quan, di sản

Trung tâm thành phố Đà Lạt. (Ảnh: TTXVN)

Trung tâm thành phố Đà Lạt. (Ảnh: TTXVN)

Hội thảo là dịp để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý địa phương cùng bàn luận, đánh giá thực trạng quỹ bảo tồn, công tác bảo tồn kiến trúc trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Qua đó, đưa ra những giải pháp, định hướng cho việc quản lý, bảo tồn kiến trúc, di sản, danh lam thắng cảnh, cảnh quan rừng; phát triển không gian đô thị, quản lý đô thị đối với Đà Lạt...

Cụ thể như giải pháp về bảo tồn khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử trong phát triển đô thị; ứng dụng GIS trong bảo tồn, quản lý di sản và phát triển du lịch tại Đà Lạt. Đồng thời, bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan trong sự phát triển của thành phố Đà Lạt theo quy hoạch chung; phát huy kiến trúc Pháp trong phát triển đô thị Đà Lạt...

Theo kiến trúc sư Trần Văn Việt, Hội Kiến trúc sư tỉnh Lâm Đồng, định hướng bảo tồn di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên đã xác định tầm quan trọng và thể hiện rõ trong các quy hoạch chung xây dựng của thành phố. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn di sản kiến trúc ở Đà Lạt chưa được đầy đủ và toàn diện, khiến kết quả khai thác còn hạn chế. Do đó, công việc đầu tiên phải tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá một cách đầy đủ về các di sản kiến trúc và xác định giá trị, phân nhóm công trình, cụm công trình để quản lý, khai thác và quảng bá di sản này.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng nhìn nhận, chiến lược bản sắc trong quy hoạch Đà Lạt cần hướng đến việc bảo tồn giá trị của những di sản kiến trúc các thế kỷ trước và xây dựng giá trị bản sắc mới cho thế kỷ 21.

Để làm được điều này, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đề xuất chính quyền địa phương cần đặc biệt lưu ý đến các giải pháp như xây dựng các khu với giá trị đa bản sắc, bảo tồn giá trị bản sắc đô thị nghỉ dưỡng và xây mới bản sắc đô thị du lịch xanh; khống chế nhà cao tầng đan xen với cây xanh để tránh tình trạng lấn át không gian xanh trung tâm; phát triển khu trung tâm và lõi trung tâm theo chiều ngang và đan xen với rừng thông, cây xanh và mặt nước…

Triển khai Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn 2050. 

Đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung cho năm đô thị vùng phụ cận. Trong đó, xem Đà Lạt là trung tâm du lịch văn hóa di sản kiến trúc, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã phê duyệt 8/28 quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên địa bàn thành phố./.

(TTXVN)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất