Một trong những đối tượng phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao đó là công nhân viên chức (CNVC). Các môn thể thao được CNVC tập luyện khá đa dạng và thường là các môn thể thao đơn giản, dễ tổ chức, sân bãi nhỏ gọn, có thể tận dụng trong khuôn viên ở cơ quan, đơn vị như: bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền.... ngoài thói quen tập luyện thể thao hàng ngày, đội ngũ cán bộ CNVC còn tích cực tham gia các cuộc thi đấu thể thao cấp tỉnh, khu vực, thành phố do ngành TDTT, Tổng liên đoàn LĐVN tổ chức.
Nhiều cuộc thi đấu thể thao của CNVC tổ chức tại: Thành phố Hà Hội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, miền Trung và Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu long, và nhiều địa phương khác đã trở thành truyền thống, thu hút đông đảo CNVC hưởng ứng. Hiện nay, các bộ công nhân viên chức thường xuyên tham gia tập luyện TDTT trong cả nước đạt gần 70%. Bên cạnh đó, các mô hình gia đình thể thao, CLB thể thao liên gia đình, cụm văn hóa thể thao, các câu lạc bộ TDTT... được phát triển ở nhiều địa phương với nhiều hình thức hoạt động phong phú, hấp dẫn cho các đối tượng. Bên cạnh sự lớn mạnh của phong trào TDTT công nhân viên chức, thể thao cho người cao tuổi cũng đã được chú trọng. Với mục tiêu “sống vui, sống khỏe, sống có ích”, nhiều tỉnh, thành phố đã thành lập CLB thể thao cho người cao tuổi. Hoạt động ở các câu lạc bộ này rất sôi nổi, các cuộc thi đấu thể thao, như: cờ tướng, cờ vua, thể dục dưỡng sinh, thái cực quyền,…
Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học được ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng hơn, công tác phối hợp với các bộ, ngành có hiệu quả, nên đã có những chuyển biến tích cực, số trường học đảm bảo chương trình giáo dục thể chất chính khóa đạt 95%, số trường thường xuyên tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa đạt 70%, số học sinh được đánh giá và phân loại thể lực đạt 60%. Công tác huấn luyện thể lực cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang được tổ chức thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả tốt; phong trào rèn luyện và tổ chức thi đấu TDTT phát triển rộng khắp các đơn vị cơ sở với các môn thể thao phù hợp như: bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, điền kinh, bơi lội.. bảo đảm cho các bộ chiến sỹ có thể lực tốt, sẵn sàng lao động chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.
Điểm nổi bật của công tác xã hội hóa TDTT trong những năm qua, Ngành TDTT và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có sự kết hợp tổ chức, vận động nhiều đối tượng là thương binh, bệnh binh, người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục thể thao. Hàng năm, các cuộc thi đấu thể thao người khuyết tật Toàn quốc được tổ chức với quy mô lớn, thu hút hàng trăm VĐV khuyết tật tham gia ở các môn đua xe lăn, điền kinh, bóng rổ, cử tạ, bóng bàn, công lông, bắn súng, quần vợt... Đây là những giải thể thao cho người khuyết tật là hoạt động mang tính giá trị nhân văn sâu sắc, giúp họ vơn lên hòa nhập với cộng đồng.
Đến nay, hệ thống thi đấu các môn thể thao dân tộc đang được hoàn thiện và phát triển. Hằng năm, ngành TDTT đều tổ chức giải trẻ quốc gia và giải vô địch quốc gia cho từng môn thể thao để phát triển tài năng trẻ và tập huấn, bồi dưỡng VĐV đỉnh cao quốc gia. Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành phố có thế mạnh của các môn thể thao truyền thống đều chủ động tổ chức các giải nhân kỷ niệm trọng đại của tỉnh, thành phố, các lễ hội truyền thống mời các tỉnh trong khu vực tham gia các giải thể thao truyền thống, qua đó thể hiện được giá trị thể thao truyền thống của mỗi địa phương, để không ngừng phát triển và khôi phục các môn thể thao truyền thống,…
Phạm Minh Tuấn